Với quan điểm phát triển lấy con người làm trung tâm, mục tiêu và là động lực trong hoạch định và thực thi hệ thống chính sách xã hội hướng đến mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội, những năm qua Đảng Nhà nước ta không ngừng quan tâm chỉ đạo chăm lo tới các đối tượng yếu thế trong xã hội như người cao tuổi, người gia cô đơn, người tàn tật, phụ nữ yếu thế thông qua từng bước xây dựng thống chính sách xã hội theo hướng bao trùm toàn diện với lưới an sinh ngày càng bao phủ“không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Thêm 1,2 triệu người cao tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội vào năm 2025
Luật Bảo hiểm xã hội được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2024 và có hiệu lực thi hành từ 1/7/2025 với nhiều điểm mới mạng tính đột phá trong việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH, bổ sung chế độ ltrợ cấp hưu trí xã hội …là minh chứng rõ nhất cho việc thể chế hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng về chính sách đảm bảo xã hội bao trùm toàn dân.
Trợ cấp hưu trí xã hội theo quy định của Luật BHXH năm 2024 là loại hình BHXH do ngân sách nhà nước bảo đảm, được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển một phần từ quy định về trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng, trong đó giảm độ tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội xuống 75 tuổi (hiện hành là 80 tuổi). Riêng đối với người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo thì từ đủ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Theo BHXH Việt Nam hiện cả nước có 17 triệu người cao tuổi (NCT) chiếm gần 17% dân số cả nước, trong đó có trên 2,6 triệu người hơn 80 tuổi. Tính đến tháng 7/2024, trong tổng số 17 triệu NCT, có hơn 2,47 triệu NCT tham gia BHXH (trong đó có 2,2 triệu NCT đã tham gia BHXH và đang hưởng lương hưu hằng tháng, với mức lương hưu bình quần gần 6 triệu đồng/tháng; 275.000 người đang tiếp tục tham gia BHXH để đủ điều kiện hưởng lương hưu trong thời gian tới.Như vậy hiện cả nước còn khoảng 14,5 triệu NCT không tham gia BHXH, không có lương hưu. Trong đó, có khoảng 1,7 triệu người trên 80 tuổi đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng; hơn 530.000 người đang hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng; gần 12,3 triệu người không có lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội.Dự kiến đến 1/7/2025- khi Luật BHXH 2024 có hiệu lực, sẽ có thêm 1,2 triệu NCT hưởng trợ cấp hưu trí xã hội; như vậy có khoảng 11 triệu người không có lương hưu và trợ cấp BHXH từ 1/7/2025.
Mở rộng đối tượng trợ giúp xã hội, chú trọng nâng cao năng lực cho lao động yếu thế
Theo Bộ LĐ-TBXH, chính sách trợ giúp xã hội (TGXH) đã mở rộng đối tượng, tăng mức hưởng. Số người hưởng TGXH thường xuyên tăng hàng năm, đạt 3,3 triệu người năm 2022 (chiếm 3,5% dân số). TGXH đột xuất đã bao phủ các nhóm đối tượng, bảo đảm người dân được hỗ trợ kịp thời khi gặp rủi ro, thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt, đã thực hiện thành công công tác phòng chống đại dịch Covid-19 đi đôi với bảo đảm ASXH.
Trong 3 năm 2020 – 2022 đã nhanh chóng, kịp thời triển khai 4 gói cứu trợ chưa từng có tiền lệ, với số tiền trên 120 ngàn tỷ đồng và trên 200 ngàn tấn gạo hỗ trợ cho trên 68 triệu lượt người. (Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của CP; Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021; Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24/9/2021; Quyết định 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 của TTg). Đến hết năm 2020, đã hỗ trợ chỗ ở cho 648.000 hộ nghèo nông thôn, trên 18.000 nghìn hộ phòng, tránh bão, lũ lụt khu vực miền Trung, 52.000 hộ dân vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long, 323.000 căn nhà cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn.
Không chỉ mở rộng đối tượng trợ giúp xã hội, chính sách lao động việc làm, chăm lo nâng cao năng lực cho lao động yếu thế cũng được Đảng nhà nước quan tâm.Trong 10 năm gần đây, Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách và các văn bản chỉ đạo tập trung thực hiện các giải pháp về việc hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động nói chung, lao động yếu thế nói riêng, đặc biệt là lao động nữ yếu thế (lao động nữ khuyết tật, lao động nữ đơn thân… không phải là hộ nghèo, hộ cận nghèo) có kỹ năng nghề đáp ứng với yêu cầu của thị trường lao động, cụ thể:
– Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng, trong đó có đối tượng là lao động nữ (phụ nữ là người khuyết tật, phụ nữ đơn thân…), lao động nông thôn, người khuyết tật.
– Quyết định số 1190/QĐ-TTg ngày 05/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021 – 2030 với mục tiêu giai đoạn 2021 – 2025 hỗ trợ đào tạo nghề và tạo việc làm cho 200.000 người khuyết tật có nhu cầu và đủ điều kiện, trong đó có phụ nữ yếu thế.
– Các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giai đoạn 2021-2025, trong đó hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng cho lao động nông thôn, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác, trong đó phụ nữ yếu thế.
Đối với chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm, Luật Việc làm năm 2013 và Nghị định số 61/2015/NĐ-CP’ (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 74/2019/NĐ- CP ngày 23/9/2019 của Chính phủ) quy định lao động là người khuyết tật được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm với mức lãi suất thấp hơn. Tính đến tháng 3/2024, tổng dư nợ Chương trình cho vay giải quyết việc làm đạt trên 94.513 tỷ đồng góp phần hỗ trợ tạo, duy trì và mở rộng việc làm cho hàng trăm nghìn lao động mỗi năm trong đó lao động nông thôn chiếm khoảng 90%; lao động nữ chiếm khoảng 55%; lao động là người dân tộc thiểu số chiếm khoảng 10%; lao động là người khuyết tật chiếm khoảng 05%.
Quỳnh Trang