04/11/2019 11:51:10

Văn hóa nghề trong CMCN 4.0

TỔNG QUAN VỀ CÁCH MẠNG 4.0

 Giáo sư Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới đã đưa ra khái niệm đơn giản Cách mạng Công nghiệp 4.0 như sau:

“Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học”.

Tác động của Cách mạng Công nghiệp 4.0

  • Theo ông Klaus Schwab, tốc độ đột phá của Cách mạng Công nghiệp 4.0 là “không có tiền lệ trong lịch sử”.
  • So sánh với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ thúc đẩy năng lực sản xuất của xã hội tiến triển theo một hàm số mũ chứ không phải là tốc độ tuyến tính. Nó đang phá vỡ hầu hết ngành công nghiệp ở mọi quốc gia. Nó tác động cả về chiều sâu và chiều rộng, báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị.
  • Và do đó nó tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội trong đó có văn hóa, giáo dục nghề nghiệp
  • Cách mạng Công nghiệp 4.0 diễn ra như thế nào ?

Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm :

a/ Kỹ thuật số

 Yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong CMCN 4.0 là:

           -Trí tuệ nhân tạo ( gọi tắ AI);

           -Vạn vật kết nối ( – Internet of Things gọi tắt IoT)

           – Dữ liệu lớn (gọi tắt Big Data).

b/Công nghệ sinh học

Yếu tố cốt lõi của công nghệ sinh học trong CMCN 4.0 là :

Tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu.

c/Vật lý

Yếu tố cốt lõi của ngành Vật lý trong CMCN 4.0 là :

Tạo ra các robot thế hệ mới thông minh, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions…) và phat triển công nghệ nano.

Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đã và đang diễn ra tại các nước phát triển như Mỹ, một sốnước ở châu Âu và châu Á. Cách mạng Công nghiệp 4.0 tạo ra  những cơ hội mới, song cũng đặt ra cho nhân loại nhiều thách thức phải đối mặt.

  • Cơ hội và thách thức trên phạm vi toàn cầu

+ Cơ hội :

  • Các nước nắm bắt được cơ hội, sớm thực hiện Cách mạng Công nghiệp 4.0 có nền sản xuất có năng suất cao, hiệu quả sẽ chiếm lĩnh được thị trường, sẽ giàu lên nhanh chóng, do đó càng có điều kiện để thúc đẩy cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 để chiếm lĩnh các lĩnh vực khác.
  • Nhiều ngành nghề, dịch vụ mất đi, song cũng xuất hiện nhiều ngành nghề, dịch vụ mới và theo đó là việc làm mới.

    +Thách thức:

  • Các nước không nắm bắt  được cơ hội sẽ ngày càng lạc hậu, khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng. gây ra sự bất bình đẳng giữa các quốc gia và giữa tầng lớp người lao động trong một quốc gia
  • Thị trường lao động có thể bị phá vỡ. Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp có thể phá sản, hàng triệu lao động trên thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp.
  • Người ta dự đoán trong vòng 15 năm tới sẽ là thách thức với những lao động trong lĩnh vực văn phòng, lao động kỹ thuật mà công việc lặp lại đơn giản. Giai đoạn tiếp theo sẽ là lao động giá rẻ, giản đơn.
  • Có thể có những bất ổn về kinh tế nảy sinh từ Cách mạng Công nghiệp 4.0 dẫn đến những bất ổn về đời sống, xã hội. Hệ lụy của nó sẽ là những bất ổn về chính trị. Nếu chính phủ các nước không hiểu rõ và chuẩn bị đầy đủ cho làn sóng công nghiệp 4.0
  • Cách mạng công nghiệp lần 4 gắn liền với số hóa và kết nối Internet mọi thứ, do đó con người cũng là đối tượng của số hóa, mọi thông tin cá nhân tài chính, sức khoẻ…nếu không được bảo mật sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khôn lường
  • VĂN HÓA NGHỀ TRONG CUỘC CÁCH MẠNG 4.0
  • Văn hóa nói chung, văn hóa nghề nói riêng luôn vận động theo cuộc sống, theo hoạt động lao động sản xuất của con người. Cách mạng 4.0 sẽ biến đổi sâu sắc và nhanh chóng mọi mặt của đời sống xã hội vì vậy văn hóa nói chung, văn hóa nghề nói riêng cũng sẽ phải thay đổi như một sự tất yếu;
  • Nội hàm văn hóa nghề trong CM 4.0 sẽ phải thay đổi do môi trường hành nghề thay đổi (các qui chuẩn, qui phạm của các ngành nghề mới ra đời hoặc các ngành nghề cũ được áp dụng công nghệ mới…);
  • Trong CM 4.0, vạn vật đều được số hóa và được kết nối, được điều khiển tự động do đó một hành động bất cẩn như ấn phím “Enter” có thể gây hậu quả rất lớn vì vậy nâng cao nhận thức trách nhiệm, tính kỷ luật và đạo đức hành nghề là vô cùng quan trọng trong văn hóa nghề;
  • Cách mạng 4.0 mang đến nhiều cơ hội, song cũng đưa đên những thách thức rất lớn, trong đó thách thức lớn nhất là thị trường lao động có thể bị phá vỡ. Nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp có thể phá sản, hàng vạn lao động có thể rơi vào cảnh thất nghiệp. Vì vậy mọi thành viên trong xã hội phải được trang bị kiến thức hiểu biết về lựa ngành nghề, dịch vụ để đầu tư, kinh doanh, để học nghề. Luôn có ý chí không ngừng học tập, sáng tạo để có thể đối mặt với các thách thức mất việc, chuyển đổi ngành nghề, lựa chọn ngành nghề là một nội dung quan trọng cần đề cập trong văn hóa nghề.
  • Văn hóa nghề và nguồn nhân lực  trong cuộc cách mạng 4.0
  • Việt nam chúng ta là nước đang phát triển,yếu tố quyết định để có thể nắm bắt cơ hội do CM 4.0 mang lại, là đào tạo nguồn nhân lực định hướng theo 3 yếu tố cốt lõi của cuộc CM 4.0 đó là kỹ thuật số, công nghệ sinh học và vật lý.
  • Ngoài nguồn nhân lực của ngành công nghệ thông tin, điều khiển tự động, trí tuệ nhân tạo, xử lý số liệu lớn (Big data) thì Công nghệ sinh học cần nguồn nhân lực rất lớn để đáp ứng cho những bước nhảy vọt trong các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, Y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu. Những ngành nghề nêu trên sẽ thu hút nguồn nhân lực lớn nhất trong tương lai gần. Đây có thể được coi là các định hướng cho đào tạo nghề và văn hóa nghề.
  • Văn hóa nghề liên quan đến các nghề nêu trên phải được chuẩn bị đồng thời với nội dung chuyên môn. Nội dung văn hóa nghề của một nghề bao gồm: nhận thức về vai trò vị trí của nghề; Qui trình, qui phạm thực thi nghề, các kỹ năng nhận thức, kỹ năng nghề, kỹ năng sống cần thiết với một nghề; các giá trị đạo đức trong nghề ; các mối quan hệ nghề nghiệp; những điều pháp luật cấm với người hành nghề.
  • PGS.TS. Nguyễn Văn Xuất