21/09/2021 7:45:54

Cảm động những cách thiện nguyện của người nghèo trong dịch Covid-19

Họ là đôi vợ chồng đã dành 2 tỷ từ tiền bán nhà để mua thiết bị y tế từ từ thiện chống dịch, hoặc một thiếu tá quân đội có cuộc sống không dư giả nhưng vẫn nhận nuôi bé mồ côi vì F0, hay chỉ là người mẹ đơn thân chạy ăn từng bữa nuôi hai con nhỏ vẫn giúp người khó khăn hơn.

Dành 2 tỉ bán đất mua thiết bị y tế giúp Quảng Bình chống dịch

Cuộc sống của hai vợ chồng anh Nghĩa cũng ở mức bình thường. Cả gia đình anh hiện đang ở chung với bố trong một ngôi nhà nhỏ ở xã Đức Ninh.

Vợ chồng anh Đặng Văn Nghĩa (36 tuổi) và chị Trần Lan Hương (35 tuổi, trú thôn Đức Hoa, xã Đức Ninh, TP Đồng Hới) đã bán một mảnh đất được 5 tỷ và lấy 2 tỷ trong số đó để để mua máy thở, bình oxy, kit test nhanh cùng nhiều thiết bị y tế tặng ngành y tế Quảng Bình chống dịch.

Việc làm của vợ chồng anh làm nhiều người ngưỡng mộ, nhưng anh chỉ giản dị giải thích: “Tôi mua mảnh đất này giá 3 tỷ. Nay bán được 5 tỷ, lãi ra 2 tỷ. Tôi lấy tiền lãi đó làm từ thiện. Hơn một tháng nay Quảng Bình bùng dịch COVID-19. Con số ca dương tính lên hơn 1.000 ca chỉ trong vòng 3 tuần. Áp lực cho ngành y là vô cùng lớn, trong điều kiện vật tư y tế thiếu rất nhiều”.

Đến ngày 19-9, ông Nguyễn Đức Cường, giám đốc Sở Y tế Quảng Bình, cho biết ngành y tế tỉnh này đã nhận 5.000 bộ kit test nhanh COVID-19 mà hai vợ chồng anh Đặng Văn Nghĩa (36 tuổi) và chị Trần Lan Hương (35 tuổi, trú thôn Đức Hoa, xã Đức Ninh, TP Đồng Hới) mua tặng.

Theo ông Cường, hiện vẫn còn 4 máy thở, 2 monitor, 2 bơm tiêm điện, 50 bình oxy cũng do hai vợ chồng này nhờ sở đặt mua để tặng cho ngành y tế phục vụ chống dịch COVID-19 vẫn đang trên đường về.

Thiếu tá nhận nuôi bé mồ côi 4 tuổi vì Covid-19

Gia đình thiếu tá Kiên cũng không dư giả, vợ anh làm ở MTTQ quận và họ có hai con nhỏ phải chăm sóc, nhưng vẫn nhận nuôi cháu bé Châu tới nằm 18 tuổi.

Ngày 8/8, khi cùng đồng đội đến trao tro cốt cho người thân bệnh nhân, thiếu tá Nguyễn Trung Kiên – trợ lý quân khí, bí thư Đoàn cơ sở quân sự TP Thủ Đức (Ban chỉ huy quân sự TP Thủ Đức, Bộ tư lệnh TP.HCM) rớt nước mắt khi thấy chỉ có một bé 4 tuổi ra nhận. Tro cốt mà anh đang cầm là mẹ của bé. Cha của bé đã bỏ đi khi con mới chào đời.

Trong khu trọ dành cho dân lao động nghèo, bé Châu và mẹ bị mắc COVID-19 nên được đưa đến BV TP Thủ Đức điều trị cùng nhiều người sống trong dãy trọ. Ngày 7/8, mẹ bé không qua khỏi do suy hô hấp cấp mức độ nặng. Khi đó, bé Châu cũng vừa đỡ bệnh, nồng độ virus thấp nên được cho về nhà .

Anh Kiên rớt nước mắt nhìn cảnh cô bé 4 tuổi ngồi cô đơn bên bàn thờ mẹ trong phòng trọ và đã xin ý kiến ban chỉ huy đưa tro cốt của mẹ bé về lại đơn vị, đưa bé Châu vào khu cách ly phường Tân Phú.

Thấy cô bé thiếu vắng tình cha từ thuở bé, và cũng thương hoàn cảnh, anh Kiên đã nhận làm cha đỡ đầu của bé Châu. Sau đó, anh đã liên hệ khắp nơi, tìm được thông tin về cô ruột của bé đang trọ ở và đưa bé về sống cùng cô.

Cách đây một tuần, anh Kiên tìm được nơi ở của người thân còn lại của bé Châu. Cô bé may mắn còn một anh và một chị ruột (9 tuổi và 8 tuổi) đang sống cùng bà ngoại 87 tuổi ở quận 4 với gia cảnh khá khó khăn.

Anh Kiên dự định khi TP.HCM kiểm soát được dịch, anh sẽ đón bé Châu trở lại, rồi đưa bé đến sống cùng bà ngoại và anh chị. “Để ba anh em sống gần nhau, tôi nghĩ sẽ tốt hơn. Hằng tuần tôi sẽ chạy qua chạy lại hỏi thăm và lo chi phí học tập, ăn uống cho con” – thiếu tá Kiên nói và cho hay sẽ cố gắng lo cho con tới 18 tuổi.

Mẹ đơn thân chạy ăn từng vẫn giúp người khó khăn

Dù phải chạy ăn từng bữa để nuôi hai con nhỏ, nhưng chị Lê Thị Thanh Hương (ảnh) làm nghề bán hoa quả ở Hà Nội vẫn san sẻ những thứ mình có cho người khó khăn hơn.

Hiện chị Thương ở trọ tại phố Định Công Thượng (Q.Hoàng Mai, Hà Nội). Trong những ngày vừa qua, khi Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, thấy nhiều người rơi vào hoàn cảnh khó khăn, chị đã không ngần ngại bớt khoản thu nhập ít ỏi của mình để mua gạo, bánh mì và mang hoa quả mua về bán đến giúp đỡ.

Chị lên mạng xã hội thông tin về việc sẽ giúp những người thực sự khó khăn. Khi nhận được thông tin của trường hợp nào chị cũng mang quà đến tận nơi vừa trao trực tiếp vừa để xem họ có khó khăn thực sự hay không. Có những hôm chị vừa đi giao hàng vừa trao tới 30 suất quà với khoảng cách gần 100 km/ngày.

Điều xúc động là chị Thương có hoàn cảnh rất khó khăn. Mẹ con tôi hầu như chỉ ăn mì tôm qua ngày và cũng phải nhờ sự cứu trợ của cộng đồng”. Đó cũng là lý do vì sao vào đợt dịch thứ 4 này, chị đã cố gắng tiết kiệm chi tiêu, bớt khoản thu nhập ít ỏi của mình để giúp những người cũng rơi vào hoàn cảnh như chị.

“Hiện với việc buôn bán hoa quả tôi có thu nhập từ 6 – 10 triệu đồng/tháng. Số tiền này tôi cố gắng chắt bóp chi tiêu và dành ra khoảng 10% để làm từ thiện. Khi đi giao hàng tôi luôn dành tiền ship nhận được, để mua quà giúp những người khó khăn hơn. Cũng nhiều người nói tôi là “ốc chưa mang nổi mình ốc còn làm cọc cho rêu”, nhưng tôi vẫn không thể chỉ biết lo cho mình. Ai cũng chỉ biết đủ cho mình thì ai giúp những hoàn cảnh khó khăn?”, chị Thương trải lòng.

Trung Thành (TH)