11/05/2023 11:31:57

TP.HCM: Tập trung các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh

Sáng 11/5, UBND TP.HCM tổ chức hội nghị công bố kết quả chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở ngành, quận, huyện (DDCI) của TP.HCM năm 2022, triển khai các giải pháp cải thiện, nâng cao chỉ số Par Index, PAPI và chỉ số PCI của TP.HCM năm 2023. Đồng chí Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.HCM, chủ trì hội nghị.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi phát biểu tại Hội nghị  (ảnh Việt Dũng)

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi yêu cầu, từ kết quả phân tích các chỉ số PAR Index, PAPI, PCI, Thành phố phải tập trung triển khai các nhiệm vụ giải pháp để thúc đẩy hơn nữa công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Thông tin về kết quả DDCI của TPHCM năm 2022, ông Đinh Tuấn Minh, Giám đốc nghiên cứu DCCI, Công ty Viet Analystics, cho biết, ở khối sở ngành, Sở KH&CN TP.HCM xếp thứ nhất, tiếp đến là Ban Quản lý KCX-KCN, Sở Công thương, Sở VHTT, Sở Tư pháp…

Đây cũng là các sở có chỉ số đánh giá thành phần cao ở các tiêu chí như: tính minh bạch và tiếp cận thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, chi phí không chính thức, chi phí thời gian, cạnh tranh bình đẳng, hỗ trợ doanh nghiệp, thiết chế pháp lý, tính năng động sáng tạo và hiệu lực. Sở LĐ-TB&XH, Sở TNMT, Sở GTVT là những sở có chỉ số DDCI thấp nhất.

Về khối quận huyện, quận Phú Nhuận là đơn vị dẫn đầu về chỉ số DDCI, tiếp sau đó là quận 11, quận 10, quận Tân Phú, quận 3. Đây cũng là các quận được đánh giá cao ở các chỉ tiêu: tính minh bạch và tiếp cận thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, khả năng tiếp cận đất đai và ổn định trong sử dụng đất…

Trong khi đó, TP Thủ Đức, huyện Bình Chánh, huyện Củ Chi là những địa phương có xếp hạng DDCI thấp nhất.

Tại hội nghị, Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM Huỳnh Thanh Nhân cho biết, UBND TPHCM đã ban hành kế hoạch về cải thiện chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) và nâng cao sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp với các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn.

Theo đó, UBND TP.HCM đã đề ra 12 giải pháp để các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND quận, huyện và TP Thủ Đức thực hiện. UBND TP.HCM yêu cầu các địa phương, sở ngành khẩn trương rà soát, chủ động sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và giảm đơn vị sự nghiệp, phấn đấu giảm 10% số lượng đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2021.

Bên cạnh đó, rà soát, sắp xếp biên chế, số lượng người làm việc tại cơ quan, đơn vị tinh gọn, hiệu quả. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là kiểm tra đột xuất tình hình chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC), số hóa dữ liệu, công khai, minh bạch trong xử lý TTHC. Khẩn trương rà soát, có kế hoạch, lộ trình cụ thể để xử lý hồ sơ tồn đọng, trễ hạn và báo cáo UBND TPHCM xem xét, chỉ đạo.

UBND TPHCM cũng yêu cầu các sở ngành, quận huyện nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các đơn vị, xử lý trách nhiệm người đứng đầu chậm trễ, thiếu trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, giám sát. Các đơn vị cần thường xuyên tiếp xúc, đối thoại với doanh nghiệp để trực tiếp lắng nghe, khắc phục những tồn tại, hạn chế. “Phát động phong trào thi đua, tìm kiếm các mô hình, giải pháp đột phá, sáng tạo, hiệu quả trong công tác CCHC nói chung và cải cách TTHC nói riêng”, Giám đốc Sở Nội vụ TPHCM nói.

Về việc cải thiện chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) trên địa bàn, UBND TP.HCM sẽ phát động phong trào thi đua “Dân vận khéo”, bổ sung tiêu chí khen thưởng, đánh giá sự năng động trong chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn.

Hằng quý, UBND TP.HCM sẽ rà soát, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ do thành phố giao, giải quyết dứt điểm các kiến nghị, tái kiểm tra việc khắc phục các sai phạm, thiếu sót trong thực thi công vụ tại các đơn vị, địa phương.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhấn mạnh, công tác tập trung triển khai các nhiệm vụ giải pháp để thúc đẩy hơn nữa công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh là nhiệm vụ rất quan trọng, là mệnh lệnh hành động của Thành phố trong giai đoạn hiện nay để tạo sự chuyển biến trên thực tế, cải thiện không chỉ bằng các chỉ số mà bằng sự hài lòng của doanh nghiệp, người dân.

Từ kết quả các chỉ số của năm 2022, đồng chí nhận xét, Thành phố đã nỗ lực nhưng hiệu quả chưa cao, kết quả chưa được như mong muốn. Vì vậy, các sở, ngành, địa phương cần tập trung hơn nữa, rà soát và thực hiện các giải pháp một cách quyết liệt, đồng bộ để tạo kết quả trên thực tế.

Đồng chí Phan Văn Mãi nhìn nhận, đây là lần đầu tiên Thành phố triển khai chỉ số DDCI nên còn những hạn chế, thiếu sót, nhưng cơ bản phản ánh được ý kiến, mong muốn của doanh nghiệp, là cơ sở cho các cơ quan đơn vị soi vào để có giải pháp cải thiện chất lượng phục vụ. Đây cũng là nỗ lực rất lớn, thể hiện quyết tâm của TPHCM trong việc CCHC, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của Thành phố.

Khẳng định Thành phố tiếp tục hoàn thiện và thực hiện đánh giá chỉ số DDCI hàng năm, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi yêu cầu các cơ quan chủ trì tiếp tục phối hợp hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá, có kế hoạch triển khai cho năm tiếp theo.

Chủ tịch UBND TPHCM cảm ơn cộng đồng doanh nghiệp, người dân đã góp ý, hiến kế. Đồng chí cũng phê bình các cơ quan, đơn vị chưa tham gia nghiêm túc và yêu cầu thủ trưởng các đơn vị bị phê bình rút kinh nghiệm, có kế hoạch tham gia trong thời gian tới.

Thời gian tới, Chủ tịch UBND TPHCM yêu cầu từng sở, ngành, UBND các địa phương, thủ trưởng các đơn vị khẩn trương, nghiêm túc xây dựng, triển khai kế hoạch cải thiện chỉ số PAR Index, PAPI, PCI và kế hoạch triển khai chỉ số DDCI tại cơ quan, địa phương mình.

Đồng chí yêu cầu phải có kế hoạch và theo dõi kiểm tra thường xuyên, kịp thời giải quyết các phát sinh. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải tổ chức quán triệt đến từng công chức, viên chức của sở ngành, đơn vị mình về việc phải thật sự quan tâm đến các chỉ số và thực hiện DDCI. Kết quả thực hiện các chỉ số này là cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của từng cơ quan, đơn vị và người đứng đầu các cơ quan, đơn vị vào cuối năm.

Đồng chí Phan Văn Mãi yêu cầu các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện nghiêm Công điện số 280 của Thủ tướng Chính phủ, hạn chế các cuộc hội họp, hạn chế ban hành văn bản; thực hiện tốt hơn nữa, có kết quả cao hơn nữa công tác phối hợp giữa các sở ngành, quận huyện.

Cùng với đó, làm tốt công tác thông tin, nhanh chóng hoàn thiện và công bố các quy trình, hướng dẫn giải quyết TTHC, hướng đến minh bạch thông tin, minh bạch trách nhiệm. Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh tiếp nhận và giải quyết hồ sơ trực tuyến, số hóa dữ liệu, đẩy mạnh chiến lược dữ liệu của Thành phố.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi yêu cầu, từ kết quả phân tích các chỉ số PAR Index, PAPI, PCI, Thành phố phải tập trung triển khai các nhiệm vụ giải pháp để thúc đẩy hơn nữa công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Thông tin về kết quả DDCI của TPHCM năm 2022, ông Đinh Tuấn Minh, Giám đốc nghiên cứu DCCI, Công ty Viet Analystics, cho biết, ở khối sở ngành, Sở KH-CN TP.HCM xếp thứ nhất, tiếp đến là Ban Quản lý KCX-KCN, Sở Công thương, Sở VH-TT, Sở Tư pháp…

Đây cũng là các sở có chỉ số đánh giá thành phần cao ở các tiêu chí như: tính minh bạch và tiếp cận thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, chi phí không chính thức, chi phí thời gian, cạnh tranh bình đẳng, hỗ trợ doanh nghiệp, thiết chế pháp lý, tính năng động sáng tạo và hiệu lực. Sở LĐTB-XH, Sở TN-MT, Sở GT-VT là những sở có chỉ số DDCI thấp nhất.

Về khối quận huyện, quận Phú Nhuận là đơn vị dẫn đầu về chỉ số DDCI, tiếp sau đó là quận 11, quận 10, quận Tân Phú, quận 3. Đây cũng là các quận được đánh giá cao ở các chỉ tiêu: tính minh bạch và tiếp cận thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, khả năng tiếp cận đất đai và ổn định trong sử dụng đất…

Trong khi đó, TP Thủ Đức, huyện Bình Chánh, huyện Củ Chi là những địa phương có xếp hạng DDCI thấp nhất.

Tại hội nghị, Giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM Huỳnh Thanh Nhân cho biết, UBND TPHCM đã ban hành kế hoạch về cải thiện chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) và nâng cao sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp với các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn.

Theo đó, UBND TP.HCM đã đề ra 12 giải pháp để các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND quận, huyện và TP Thủ Đức thực hiện. UBND TP.HCM yêu cầu các địa phương, sở ngành khẩn trương rà soát, chủ động sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và giảm đơn vị sự nghiệp, phấn đấu giảm 10% số lượng đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2021.

Bên cạnh đó, rà soát, sắp xếp biên chế, số lượng người làm việc tại cơ quan, đơn vị tinh gọn, hiệu quả. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là kiểm tra đột xuất tình hình chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC), số hóa dữ liệu, công khai, minh bạch trong xử lý TTHC. Khẩn trương rà soát, có kế hoạch, lộ trình cụ thể để xử lý hồ sơ tồn đọng, trễ hạn và báo cáo UBND TPHCM xem xét, chỉ đạo.

UBND TPHCM cũng yêu cầu các sở ngành, quận huyện nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các đơn vị, xử lý trách nhiệm người đứng đầu chậm trễ, thiếu trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, giám sát. Các đơn vị cần thường xuyên tiếp xúc, đối thoại với doanh nghiệp để trực tiếp lắng nghe, khắc phục những tồn tại, hạn chế. “Phát động phong trào thi đua, tìm kiếm các mô hình, giải pháp đột phá, sáng tạo, hiệu quả trong công tác CCHC nói chung và cải cách TTHC nói riêng”, Giám đốc Sở Nội vụ TPHCM nói.

Về việc cải thiện chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) trên địa bàn, UBND TP.HCM sẽ phát động phong trào thi đua “Dân vận khéo”, bổ sung tiêu chí khen thưởng, đánh giá sự năng động trong chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn.

Hằng quý, UBND TP.HCM sẽ rà soát, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ do thành phố giao, giải quyết dứt điểm các kiến nghị, tái kiểm tra việc khắc phục các sai phạm, thiếu sót trong thực thi công vụ tại các đơn vị, địa phương.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhấn mạnh, công tác tập trung triển khai các nhiệm vụ giải pháp để thúc đẩy hơn nữa công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh là nhiệm vụ rất quan trọng, là mệnh lệnh hành động của Thành phố trong giai đoạn hiện nay để tạo sự chuyển biến trên thực tế, cải thiện không chỉ bằng các chỉ số mà bằng sự hài lòng của doanh nghiệp, người dân.

Từ kết quả các chỉ số của năm 2022, đồng chí nhận xét, Thành phố đã nỗ lực nhưng hiệu quả chưa cao, kết quả chưa được như mong muốn. Vì vậy, các sở, ngành, địa phương cần tập trung hơn nữa, rà soát và thực hiện các giải pháp một cách quyết liệt, đồng bộ để tạo kết quả trên thực tế.

Đồng chí Phan Văn Mãi nhìn nhận, đây là lần đầu tiên Thành phố triển khai chỉ số DDCI nên còn những hạn chế, thiếu sót, nhưng cơ bản phản ánh được ý kiến, mong muốn của doanh nghiệp, là cơ sở cho các cơ quan đơn vị soi vào để có giải pháp cải thiện chất lượng phục vụ. Đây cũng là nỗ lực rất lớn, thể hiện quyết tâm của TPHCM trong việc CCHC, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của Thành phố.

Khẳng định Thành phố tiếp tục hoàn thiện và thực hiện đánh giá chỉ số DDCI hàng năm, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi yêu cầu các cơ quan chủ trì tiếp tục phối hợp hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá, có kế hoạch triển khai cho năm tiếp theo.

Chủ tịch UBND TPHCM cảm ơn cộng đồng doanh nghiệp, người dân đã góp ý, hiến kế. Đồng chí cũng phê bình các cơ quan, đơn vị chưa tham gia nghiêm túc và yêu cầu thủ trưởng các đơn vị bị phê bình rút kinh nghiệm, có kế hoạch tham gia trong thời gian tới.

Thời gian tới, Chủ tịch UBND TPHCM yêu cầu từng sở, ngành, UBND các địa phương, thủ trưởng các đơn vị khẩn trương, nghiêm túc xây dựng, triển khai kế hoạch cải thiện chỉ số PAR Index, PAPI, PCI và kế hoạch triển khai chỉ số DDCI tại cơ quan, địa phương mình.

Đồng chí yêu cầu phải có kế hoạch và theo dõi kiểm tra thường xuyên, kịp thời giải quyết các phát sinh. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải tổ chức quán triệt đến từng công chức, viên chức của sở ngành, đơn vị mình về việc phải thật sự quan tâm đến các chỉ số và thực hiện DDCI. Kết quả thực hiện các chỉ số này là cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của từng cơ quan, đơn vị và người đứng đầu các cơ quan, đơn vị vào cuối năm.

Đồng chí Phan Văn Mãi yêu cầu các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện nghiêm Công điện số 280 của Thủ tướng Chính phủ, hạn chế các cuộc hội họp, hạn chế ban hành văn bản; thực hiện tốt hơn nữa, có kết quả cao hơn nữa công tác phối hợp giữa các sở ngành, quận huyện.

Cùng với đó, làm tốt công tác thông tin, nhanh chóng hoàn thiện và công bố các quy trình, hướng dẫn giải quyết TTHC, hướng đến minh bạch thông tin, minh bạch trách nhiệm. Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh tiếp nhận và giải quyết hồ sơ trực tuyến, số hóa dữ liệu, đẩy mạnh chiến lược dữ liệu của Thành phố.

Quang Trung