Doanh nghiệp bán lẻ ở thị trường trong nước được nhận định đang gặp nhiều thách thức khi thương mại điện tử xuyên biên giới bùng phát mạnh mẽ và đang chiếm quá nhiều ưu thế.
Nắm bắt được thực trạng nói trên, cuộc toà đàm “Giải bài toán cho doanh nghiệp bán hàng D2C có lợi nhuận” vừa được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh, đã bàn về các giải pháp giúp doanh nghiệp Việt thích ứng và tồn tại.
Trong khuôn khổ buổi toạ đàm, cái “bắt tay” giữa một kênh truyền hình và doanh nghiệp chuyên về công nghệ, cũng được đánh giá cao, giúp doanh nghiệp tiếp cận thêm một kênh bán hàng D2C uy tín.
D2C là mô hình kinh doanh trong đó các doanh nghiệp sản xuất bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng thông qua các kênh trực tuyến hoặc qua các kênh phân phối trực tiếp, mà không phải qua trung gian như nhà phân phối hoặc các nhà bán lẻ.
Ông Nguyễn Văn Hậu – Tổng giám đốc NetVietTV đã khái quát về chương trình “Livestream Commerce Social TV” để giúp doanh nghiệp phát triển thương hiệu, tăng doanh số bán hàng và lợi nhuận trong khi thương mại điện tử phát triển mạnh như hiện nay.
Ông Nguyễn Văn Hậu, Tổng giám đốc NetVietTV cho rằng, thời gian qua nhiều đơn vị bán hàng có doanh số nhưng lỗ, doanh nghiệp tham gia livestream chủ yếu để đẩy hàng tồn, hàng cận date, hàng lỗi. Thị trường livestream bán hàng đang bùng nổ, nhưng lại không được kiểm soát về người bán hàng, kênh bán hàng và đặc biệt là chất lượng sản phẩm được bán ra cho người tiêu dùng.
Đáng chú ý, liên tiếp trong thời gian qua cơ quan công an triệt phá các trường hợp KOC bán hàng giả, nhái, kém chất lượng đang là hồi chuông báo động về mô hình này.
Ông Hậu cũng nêu lên thực trạng khó khăn của nhiều cơ quan truyền thông chính thống. Theo ông, tình hình kinh tế và bối cảnh công nghệ mạng xã hội phát triển, đang thu hẹp nguồn thu của các cơ quan báo, đài. Hầu hết các kênh social của đài đều đang tiêu tốn nguồn lực mà chưa mang lại nguồn thu tương xứng. Trong khi, hạ tầng truyền hình truyền thống vốn mới chỉ phù hợp với các doanh nghiệp lớn; 90% sức mạnh nền kinh tế từ nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chưa thể tiếp cận.
Nắm bắt được thực trạng nêu trên, Tập đoàn Nexttech và NetVietTV đã phối hợp xây dựng chương trình “Livestream Commerce Social TV” bằng sự kết hợp với các đài truyền hình khu vực và địa phương thông qua việc livestream trên fanpage facebook của các nhà đài, các cơ quan báo chí điều này sẽ giúp các doanh nghiệp giải quyết được bài toán lợi nhuận khi bán hàng online, đồng thời giải pháp mà đơn vị này đưa ra cũng sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết được xung đột lợi nhuận đối với nhà phần phối, đại lý, cùng với đó giúp đánh trúng vào đối tượng khách hàng, khu vực và mở rộng thị trường, đồng thời tiết kiệm chi phí quảng cáo…
Thông qua việc phát triển thương mại và thương hiệu trong cùng một giải pháp, tăng trưởng doanh thu O2O ( Online to Offline – mô hình kinh doanh đan xen giữa phương thức bán hàng trực tuyến và trực tiếp) và phủ nhận diện thương hiệu toàn quốc; Tạo dựng uy tín về thương hiệu đến khách hàng; Mô hình sẽ hợp tác cùng các Celeb hàng đầu, giúp nhãn hàng tiếp cận nhóm khách hàng phù hợp; Đưa ra giải pháp trọn gói xây dựng chiến lược, vận hành thương mại điện tử, truyền thông; Cung cấp các chiến dịch thường xuyên, các megalive hàng ngày giúp brand hiện diện và tăng doanh số hàng ngày.
Đồng thời, việc bán hàng thông qua các fanpage facebook của các cơ quan báo chí (Social TV) sẽ giúp các cơ quan báo chí có thêm nguồn thu và doanh nghiệp khẳng định được thương hiệu, mở rông thị trường và bán được hàng, ông Hậu nhấn mạnh.
Shark Nguyễn Hoà Bình – Chủ tịch Tập đoàn Nexttech đã nêu lên thực trạng mà doanh nghiệp Việt đã và đang đối mặt khi khi thương mại điện tử xuyên biên giới phát triển.
Trong khi đó, Shark Nguyễn Hoà Bình – Chủ tịch Tập đoàn Nexttech cho rằng, doanh nghiệp Việt đang đối diện với khủng khoảng kép đó là sức mua của người tiêu dùng giảm mạnh, và sự tấn công ồ ạt của hàng tiêu dùng Trung Quốc thông qua thương mại điện tử.
Hàng tiêu dùng từ Trung Quốc đã ngon, bổ, rẻ, lại nhanh. Thông thường chỉ từ 2 đến 3 ngày hàng từ kho bên Trung Quốc đã đến tận tay người tiêu dùng Việt Nam, nhanh hơn chuyển hàng từ Hà Nội đếN TP. HCM. Bởi vì họ đã setup logistics từ Trung Quốc trực tiếp đến tay người tiêu dùng trong chục năm qua. Ngược lại, đa số doanh nghiệp Việt đi nhập hàng Trung Quốc về để bán lại với giá gấp 5 gấp 10 lần.
“Hiện, doanh nghiệp phía Trung Quốc họ bán trực tiếp đến tay người tiêu dùng nước ta giá trị dưới 1 triệu còn được miễn thuế và thông quan nhanh, thì các doanh nghiệp thương mại thuần túy của chúng ta sẽ khó có cơ hội tồn tại theo kiểu thức cũ”, ông Bình nói.
Theo đó, Shark Nguyễn Hoà Bình cho rằng, các doanh nghiệp Việt cần tránh xa mô hình thương mại thuần tuý, cần xây dựng sản phẩm mang tính địa phương, tính đặc trưng và khác biệt để thu hút khách hàng. Đồng thời, ứng dụng thương mại điển tử, trong đó có livetream, và dùng các kênh bán hàng Việt…có kiểm soát về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm.
Thanh Quang