Ngày 28/12/2022, Ủy ban Chính sách Nhân lực nước ngoài của Hàn Quốc đã công bố nội dung cải tiến Chế độ cấp phép tuyển dụng lao động nước ngoài (Chương trình EPS), cụ thể một số nội dung chính trong chính sách cải tiến như sau:
Nội dung cải tiến Chương trình EPS lần này bao gồm 03 mục đích:
(i) Thúc đẩy hình thành nhân lực nước ngoài lành nghề phục vụ nhu cầu thực tế của doanh nghiệp;
(ii) Vận dụng đa dạng phương thức sử dụng nhân lực nước ngoài nhằm giải quyết nạn thiếu nhân lực tại các vùng sâu xa và;
(iii) Tăng cường hỗ trợ cư trú nhằm đẩy nhanh thích ứng xã hội cho nhân lực nước ngoài.
Nội dung chi tiết cụ thể như sau:
- Thúc đẩy hình thành nhân lực nước ngoài lành nghề phục vụ nhu cầu thực tế của doanh nghiệp
- Thông qua áp dụng “Chế độ làm việc liên tục thâm niên”, kéo dài thời hạn cư trú cho người lao động và đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho người lao động nhằm hình thành nhân lực nước ngoài lành nghề.
- Về chế độ làm việc liên tục thâm niên:
Chế độ làm việc liên tục thâm niên là chế độ chứng nhận cho (i) người lao động E-9 nước ngoài đang làm việc tại Hàn Quốc đáp ứng đủ các điều kiện về thời gian làm việc ở doanh nghiệp cũng như trình độ tiếng Hàn và (ii) người lao động nước ngoài được tuyển chọn từ nước phái cử đáp ứng được trình độ tay nghề nhất định theo yêu cầu của phía Hàn Quốc để đưa sang làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS trở thành nhân lực nước ngoài chuẩn lành nghề từ đó nhận được các ưu đãi như được kéo dài thời hạn cư trú để làm việc bằng visa E-9 lên tới trên 10 năm mà không phải về nước hoặc dễ dàng hơn trong việc chuyển đổi sang visa E-7-4 khi thỏa mãn các điều kiện chuyển đổi.
- Các điều kiện cụ thể của Chế độ làm việc liên tục thâm niên
– Đối với người lao động E-9 nước ngoài đang làm việc tại Hàn Quốc đáp ứng đủ các điều kiện về thời gian làm việc ở doanh nghiệp cũng như trình độ tiếng Hàn:
+ Điều kiện về thời gian làm việc liên tục dự kiến như sau:
(i) Đối với ngành Sản xuất chế tạo, làm việc ở cùng một doanh nghiệp từ 30 tháng trở lên (24 tháng đối với lao động mới làm việc ở công ty đầu tiên).
(ii) Đối với cá ngành khác ngoài Sản xuất chế tạo, làm việc ở cùng một doanh nghiệp từ 24 tháng trở lên (18 tháng đối với lao động mới làm việc ở công ty đầu tiên).
+ Điều kiện về trình độ tiếng Hàn và các điều kiện khác: Trình độ năng lực tiếng Hàn đạt từ điểm chuẩn (được quy định cụ thể sau), chứng chỉ cấp 3 trở lên về đào tạo hội nhập xã hội theo chương trình của Bộ Tư pháp.
– Đối với nhân lực chuẩn lành nghề được tuyển chọn từ quốc gia phái cử sang:
+ Xem xét xây dựng cơ chế để cho phép và tiến hành tiếp nhận nhân lực bán lành nghề từ quốc gia phái cử nếu trình độ tay nghề của người lao động ở nước phái cử đáp ứng được trình độ tay nghề mà doanh nghiệp muốn thì sẽ làm các thủ tục để người lao động nhập cảnh Hàn Quốc làm việc (dự kiến áp dụng tiêu chuẩn năng lực nghề quốc gia của Hàn Quốc để đánh giá).
+ Thông qua huy động hoặc sử dụng các dự án hỗ trợ bằng vốn ODA của Hàn Quốc tăng cường công tác đào tạo nghề ở nước phái cử từ đó tuyển chọn được nhiều người lao động có tay nghề phù hợp đưa sang làm việc tại Hàn Quốc.
- Chế độ ưu đãi đối với lao động được chứng nhận là lao động làm việc liên tục thâm niên:
– Đối với lao động đang làm việc tại Hàn Quốc nếu được chứng nhận là lao động làm việc liên tục thâm niên thì có thể làm việc liên tục tại Hàn Quốc tối đa 10 năm + a thời gian (a là thời gian phía Hàn Quốc sẽ xem xét và công bố sau) mà không cần xuất cảnh về nước làm các thủ tục tái nhập cảnh như hiện nay. Trong thời gian làm việc, đối tượng lao động này có thể chuyển đổi sang lao động lành nghề visa E-7-4 nếu thỏa mãn các điều kiện chuyển đổi.
– Người lao động sau khi được chứng nhận là lao động làm việc liên tục thâm niên thì trong khoảng thời gian nhất định sẽ phải làm việc ở doanh nghiệp được chỉ định mà không được chuyển nơi làm việc, tuy nhiên, vẫn cho phép chuyển đổi không giới hạn số lần chuyển trong trường hợp lỗi thuộc về chủ sử dụng, đồng thời, sau khoảng thời gian nhất định nêu trên, người lao động sẽ dễ dàng được chuyển nơi làm việc hơn.
– Đối với nhân lực chuẩn lành nghề được tiếp nhận trực tiếp từ nước phái cử thì thời gian cư trú liên tục tối đa lên tới 10 năm mà không cần phải về nước làm lại các thủ tục tái nhập cảnh, trong thời gian làm việc cũng có thể chuyển đổi sang visa E-7-4 nếu thỏa mãn các điều kiện chuyển đổi.
– Ngoài ra, Hàn Quốc cũng đang xem xét ưu tiên cho việc người lao động được tham gia các khóa đào tạo nghề như xem xét mở mới các khóa đào tạo nghề chuyên dụng tại Đại học Polytech làm các nguồn để hình thành nên nhân lực chuẩn lành nghề phục vụ nhu cầu lâu dài của các doanh nghiệp Hàn Quốc.
- Thông qua “Tăng cường công tác đào tạo nghề đối với nhân lực nước ngoài”.
- Tăng cường công tác đào tạo nghề đối với lao động nước ngoài đang làm việc tại doanh nghiệp:
– Hỗ trợ liên kết giữa các đoàn thể, hiệp hội tổ chức đào tạo bổ túc tay nghề cho người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp sẽ được ưu tiên tăng hạn mức tuyển dụng lao động nước ngoài và người lao động nước ngoài tự nguyện tham gia các lớp đào tạo tay nghề này sẽ được ưu tiên trong việc gia hạn visa cũng như chứng nhận điều kiện lao động làm việc thâm niên.
- Mở rộng danh sách nghề đào tạo nhằm khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp từ đó ưu tiên cộng điểm cho các doanh nghiệp trong việc cấp phép tuyển dụng lao động nước ngoài
- Tăng cường sự hợp tác, phối hợp giữa các bộ ngành liên quan như bộ Công thương, Bộ Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong các dự án đào tạo nâng cao tay nghề
- Tăng cường kết nối đào tạo tại nước phái cử
– Tăng cường hỗ trợ đào tạo nghề tại nước phái cử thông qua các dự án hỗ trợ vốn ODA
– Hỗ trợ liên kết quá trình đào tạo nghề giữa quốc gia phái cử vào trong nước.
- Tăng cường công tác đào tạo giáo dục về nước
– Hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động sắp hết hạn hợp đồng về nước;
– Hỗ trợ giới thiệu việc làm cho người lao động sắp hết hạn hợp đồng về nước (giới thiệu việc làm tại doanh nghiệp Hàn Quốc tại nước phái cử).
- Vận dụng đa dạng phương thức sử dụng nhân lực nước ngoài nhằm giải quyết nạn thiếu nhân lực tại các vùng sâu xa
- Đa dạng hóa các phương thức huy động nhân lực
- Vận dụng tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn nghề để có thể sử dụng nhân lực nước ngoài đúng nơi đúng chỗ:
Trước hết cho phép một vài loại hình công việc thuộc ngành dịch vụ được phép tiếp nhận nhân lực nước ngoài như nghề bốc xếp, dỡ hàng hóa kể từ năm 2023. Sau đó, đánh giá hiệu quả để điều chỉnh phạm vi ngành nghề được phép tiếp nhận.
- Cung cấp nhân lực một cách linh hoạt
Xem xét đa dạng hóa phương thức cung cấp nhận lực nước ngoài cho một số loại hình công việc theo ngày giờ, có tính không liên tục và phi chính thức như gia công nông sản, thủy sản theo kỳ hàng năm, giúp việc gia đình, trông trẻ nhỏ thuộc ngành dịch vụ…
- Áp dụng chế độ chuyển đổi sang Visa E-9 đối với du học sinh nước ngoài
– Cho phép chuyển đổi sang visa E-9 đối với du học sinh nước ngoài không thể chuyển đổi sang visa E-7, một trong những nguồn tạo thành lao động lành nghề trong tương lai.
– Dự kiến, đối tượng đang được xem xét là du học sinh nước ngoài nhập cảnh bằng visa du học (D-2), sau khi đã tốt nghiệp đại học tại Hàn Quốc, chuyển sang visa tìm việc D-10 và cư trú với tư cách visa này từ 03 tháng trở lên, đồng thời có trình độ năng lực tiếng Hàn do Bộ Giáo dục đánh giá từ cấp 3 trở lên và điểm bình quân tốt nghiệp từ 70 điểm trở lên.
- Hệ thống hóa việc nắm bắt nhu cầu nhân lực
- Hệ thống hóa việc quyết định ngành nghề được phép tiếp nhận
Hệ thống hóa toàn bộ các bước, thủ tục liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực được phép tiếp nhận nhân lực nước ngoài từ khâu tiếp thu, phân tích, xem xét đến khâu ra quyết định cho phép
- Đáp ứng nhu cầu nhân lực theo vùng khi quyết định quy mô tiếp nhận nhân lực nước ngoài
– Bộ Việc làm và Lao động sẽ xem xét phân bổ chỉ tiêu tiếp nhận nhận lực nước ngoài theo đúng số lượng của từng địa phương đề xuất.
– Đẩy mạnh việc thu thập ý kiến theo vùng: Bộ Việc làm và Lao động thường xuyên phối hợp với các địa phương cấp tỉnh/thành phố (định kỳ mỗi 6 tháng) tổ chức hội nghị hiệp thương trao đổi nhằm lắng nghe và thu thập các ý kiến, kiến nghị cho việc cải tiến chế độ cấp phép cũng như ý kiến nhằm hỗ trợ phát triển địa phương. Biện pháp này sẽ được triển khai ngay từ đầu năm 2023.
III. Tăng cường hỗ trợ cư trú nhằm đẩy nhanh thích ứng xã hội cho nhân lực nước ngoài.
- Cải tiến các điều kiện làm việc
- Cải thiện môi trường cư trú, nơi ở cho người lao động nước ngoài.
– Hỗ trợ mở rộng các ký túc xá công cộng: Ưu tiên cho các địa phương có các hoạt động hoặc dự án phát triển ký túc xá công và cải thiện môi trường ở cho người lao động nước ngoài khi phân bổ chỉ tiêu tuyển dụng (nâng hạn mức được phép tuyển dụng đối với địa phương, doanh nghiệp tại địa phương cũng được cộng thêm điểm khi xin cấp phép tuyển dụng);
– Nghiên cứu, xem xét hỗ trợ phí thuê nhà và phí thuê xe đưa đón người lao động làm việc trong các hộ gia đình nông nghiệp nhỏ (hỗ trợ một khoản nhất định cho mỗi lao động);
– Đẩy mạnh việc cung cấp thông tin về nhà ở cho người lao động: Trước khi nhập cảnh hoặc trước khi chuyển nơi làm việc, người lao động có thể thông qua hệ thống mạng EPS kiểm tra chi tiết thông tin về ký túc xá của doanh nghiệp. Hệ thống mạng EPS sẽ được cải tiến, cập nhật các tài liệu (video) liên quan về nơi ở hoặc ký túc xá của doanh nghiệp để thuận tiện cho người lao động tìm hiểu.
– Thông qua sửa đổi bổ sung Hướng dẫn liên quan đến cung cấp thông tin và khấu trừ chi phí về ăn ở từ đó đẩy mạnh hướng dẫn, chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện.
- Tăng cường công tác hỗ trợ cư trú
– Tăng cường công tác hỗ trợ cư trú đối với lao động nước ngoài từ chính quyền địa phương thông qua đẩy mạnh dịch vụ hỗ trợ việc làm, tăng cường số phiên dịch viên tại các trung tâm hỗ trợ;
– Kiện toàn vận hành Hội đồng hỗ trợ bảo vệ quyền lợi ích để hỗ trợ giải quyết nhanh nhất các tranh chấp, vấn đề phát sinh trong quan hệ giữa chủ sử dụng và người lao động nước ngoài.
– Mở rộng các trung tâm hỗ trợ: Thành lập thêm các Trung tâm hỗ trợ người lao động nước ngoài nhằm đẩy mạnh công tác tư vấn, hỗ trợ, đào tạo tiếng Hàn và văn hóa, pháp luật (Từ 40 trung tâm hiện nay lên 60 trung tâm trong năm 2023).
- Đẩy mạnh việc thanh kiểm tra
Tăng cường công tác kiểm tra điều kiện làm việc, môi trường ở kết hợp kiểm tra an toàn lao động, vi phạm nhân quyền… từ 3,000 doanh nghiệp hàng năm hiện nay tăng lên 5,000 doanh nghiệp năm 2023 (tiến hành kiểm tra đặc biệt đối với doanh nghiệp phát sinh tai nạn lao động hoặc vi phạm nhân quyền). Trên cơ sở đó xem xét mở rộng danh sách lý do, nguyên nhân cho phép người lao động nước ngoài có thể chuyển đổi nơi làm việc do chủ sử dụng vi phạm điều kiện làm việc.
Theo Dolab