Kỹ năng số mang lại hiệu quả thiết thực cho người dạy, người học, rút ngắn khoảng cách thực hành và tạo ra hiệu quả nhanh nhất cho người học, cũng như tạo ra hiệu suất kinh tế cho xã hội mà cụ thể là nhà trường và doanh nghiệp.
Thực tế cho thấy, việc phát triển và nâng tầm kỹ năng lao động cho người học nghề – nguồn nhân lực chất lượng cao trên nền tảng số đang là xu hướng tất yếu trong thời đại CMCN 4.0. Nâng tầm kỹ năng lao động Việt Nam gắn với nâng cao chất lượng đào tạo nghề trong bối cảnh CMCN 4.0 là một trong những yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp và bắt đầu được quan tâm đầu tư.
Hiện nay, một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã mạnh dạn đầu tư phòng học số trên nền tảng số. Thiết bị số hóa và nội dung bài giảng được lượng hóa đa dạng đã giúp người học nghề được được học thực hành nghề bằng công nghệ thực tế ảo.
Sự phát triển của công nghệ qua từng thời kỳ đều có tính ưu việt với mục tiêu tạo ra hiệu suất cho xã hội. Cuộc CMCN 4.0 gắn với tự động hóa, tạo ra bước đột phá về tăng năng suất lao động, cũng từ đó đòi hỏi con người phải có được kỹ năng về công nghệ để làm chủ công nghệ. Với sự phát triển chóng mặt của công nghệ, sẽ không có một cơ sở đào tạo nào có thể liên tục theo kịp trong việc đầu tư máy móc, thiết bị cho người học thực hành trên công nghệ mới đó bởi quá tốn kém, cái mới của ngày hôm nay có thể sẽ trở thành lạc hậu trong thời gian ngắn.
Bởi vậy, nâng cao chất lượng đào tạo nghề hiện nay cũng cần bắt nhịp với công nghệ, bắt nhịp với chuyển đổi số, kỹ năng số. Kỹ năng số sẽ giúp cho sự phát triển kỹ năng nghề với tốc độ nhanh nhất. Đó mới là mấu chốt của đúng nghĩa của chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp, để tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng nhanh nhất.
Trên nền tảng số, người học được thỏa sức thực hành với sự đánh giá kỹ năng chính xác của trí tuệ nhân tạo (AI) qua từng thao tác thực hiện đến khi người học đạt kỹ năng thực hành 100% theo yêu cầu nội dung bài học với tốc độ nhanh chóng.
Người học thực hành trên nền tảng số như thế nào, khi áp dụng thực hành thật cũng sẽ đạt chuẩn như thực hành trên máy tính. Điều này giúp nhà trường, doanh nghiệp không tiêu hao, tốn kém vật tư thật cho sinh viên thực hành. Đặc biệt, những tính năng về an toàn lao động được đảm bảo tuyệt đối cho người học.
Trong kỷ nguyên số, người học hoàn toàn “ngồi một chỗ” mà vẫn lĩnh hội được những kỹ năng nghề nghiệp mới nhất, nhanh nhất, tiết kiệm được thời gian. Kỹ năng số không phân biệt vùng, miền, người học hoàn toàn học mọi lúc mọi nơi trên không gian số.
Phần mềm công nghệ có thể được thay đổi một cách nhanh chóng, giúp người tiếp cận được nhanh nhất kiến thức. Nếu như trước đây, người học phải học 100% học tại nhà xưởng, thì nay chỉ cần 20% học tại nhà xưởng, còn 80% người học có thể học trên nền tảng kỹ năng số, giảm thiểu chi phí tối đa nhất có thể. Thay vì phải 10 lần thực hành trên máy móc thực tế, chỉ cần thực hành 1- 2 lần là được.
Kỹ năng là tiền tệ, nếu như người học có kỹ năng tốt, cũng giống như có năng lực tốt thì đáp ứng được những thay đổi của công nghệ. Môi trường số giúp cho loài người bình đẳng và hoàn toàn được tiếp cận. Ví như ở một vùng kém về điều kiện cơ sở vật chất, thì bây giờ có môi trường số, người học vẫn có thể tiếp cận được. Vùng sâu vùng xa cũng có thể học được. Và khi đã hoàn thiện kỹ năng số, người học có thể đến thực tế nơi có điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc đó để thực hành với khoảng thời gian không cần nhiều, vì bản chất thông qua môi trường học số đã đánh giá được kỹ năng và khi tiếp cận với thực tế thì cũng sẽ hoàn toàn thực hiện được kỹ năng đó. Vì đã nắm chắc kỹ năng trên nền tảng số.
Bản chất của dạy nghề, để tạo ra kỹ năng nghề là rất tốn kém, vì lý thuyết đi đôi với thực hành, máy móc thay đổi liên tục và không có nơi nào có thể đáp ứng được điều đó. Việt Nam đang là quốc gia đang phát triển, nên chi phí cho giáo dục nghề nghiệp còn hạn chế để giúp cho các trường có thể thay đổi bản chất giáo dục nghề nghiệp. Chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp có nhiều mảng, nhưng cốt lõi của nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp vẫn là kết quả của kỹ năng nghề.
Việc chuyển từ kỹ năng nghề thực tiễn lên kỹ năng môi trường số và ngược lại sẽ tiết kiệm được chi phí khổng lồ. Cốt lõi của giáo dục nghề nghiệp là phải chuyển đổi được kỹ năng số, bởi đó là vấn đề trọng tâm, còn các vấn đề khác là phụ trợ.
Các kỹ năng số trong kỷ nguyên số được lượng hóa trên môi trường số. Người học phải nắm được những kỹ năng và phát huy được năng lực đó. Doanh nghiệp cũng quan tâm và đánh giá người lao động dựa trên những kỹ năng này.
Trên nền tảng số có một thư viện kỹ năng khổng lồ được lượng hóa, tùy từng cấp độ học, nội dung tổng quát hóa và sẽ được linh hoạt điều chỉnh phù hợp với sự phát triển của công nghệ để đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
Ví dụ, dạy kỹ năng cho một nhà máy chỉ cần 10 kỹ năng, chọn 10 kỹ năng, sát với nhu cầu của nhà máy. Sơ cấp khoảng 50 kỹ năng, trung cấp 150 kỹ năng và cao đẳng khoảng 200- 300 kỹ năng. Lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp phải có một chương trình rõ ràng để tất cả các trường có một sự lựa chọn đầu tư đúng hướng trong kỷ nguyên số.
Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển công nghệ Điện tử tự động hóa DKS là một trong những đơn vị thiết kế phần mềm học liệu được lượng hóa, mang đến cho người học nội dung, chương trình học nghề trên nền tảng số – thực hành ảo.
Phần mềm số hóa DKS-Sinova, ứng dụng mô phỏng, thực hành ảo do DKS xây dựng và phát triển đã được ứng dụng vào đào tạo tại nhiều cơ sở dạy nghề trên cả nước.
kỹ sư ngành Cơ tin học, doanh nhân Phan Thành Dũng – Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Công nghệ Điện tử tự động hóa DKS đã vinh dự được đứng trong Top 10 Giải thưởng Sao Khuê năm 2022, vinh danh các dịch vụ ngân hàng số, nền tảng điện toán đám mây, chuyển đổi số và tự động hóa…
DKS –Sinova cũng là sản phẩm tạo dựng tên tuổi để Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Công nghệ Điện tử tự động hóa DKS được đánh giá xuất sắc với vị trí ngang hàng cùng các doanh nghiệp nổi tiếng như: FPT, VNPT, BRAVO, Vinshop… khi mang lại hiệu quả thiết thực, rút ngắn được thời gian, chi phí đào tạo cùng vô số lợi ích cho cả người học, nhà trường và doanh nghiệp.
Phan Thành Dũng
(Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển công nghệ Điện tử tự động hóa DKS)