Ngày 18/1/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyêt định số 90/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025, với nhiều mục tiêu giảm nghèo mang tính tổng thể, bao trùm, bền vững mang tính nhân văn sâu sắc, thể hiện rõ nét sự quan tâm của Đảng Nhà nước và Chính phủ đổi với người nghèo, vùng nghèo, vùng khó khăn trong hành trình phát triển trở thành một Việt Nam thịnh vượng. Trong đó đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giáo dục nghề nghiệp, nâng cao năng lực cho người nghèo là một trong những giải pháp quan trọng.
5 ĐỐI TƯỢNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 được thực hiện trên phạm vi cả nước, trọng tâm là các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.Đối tượng của Chương trình gồm:
- a) Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo
- b) Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo
- c) Các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo
- d) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn các tỉnh có huyện nghèo.
đ) Các tổ chức, cá nhân liên quan.
6 CHỈ TIÊU CHỦ YẾU CẦN ĐẠT ĐƯỢC ĐẾN NĂM 2025
1- Phấn đấu giảm 1/2 số hộ nghèo và hộ cận nghèo so với đầu kỳ theo chuẩn nghèo đa chiều của quốc gia;
2- 100% các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội liên kết vùng, phục vụ dân sinh, sản xuất, thương mại, lưu thông hàng hóa và cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, gồm: đường giao thông, trường học, cơ sở y tế, cầu, hạ tầng điện, công trình thủy lợi;
3- Hỗ trợ xây dựng, nhân rộng trên 1.000 mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo sinh kế, việc làm, thu nhập bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo;
4- Phấn đấu 80% người có khả năng lao động, có nhu cầu thuộc hộ nghèo, hộ trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp nhằm đổi mới phương thức, kỹ thuật sản xuất, bảo đảm an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, tăng thu nhập;
5- Phấn đấu hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo có ít nhất một thành viên trong độ tuổi lao động có việc làm bền vững;
6.- 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo; lập kế hoạch có sự tham gia, xây dựng kế hoạch phát triển cộng đồng và nghiệp vụ giảm nghèo.
GIẢI QUYẾTTHIẾU HỤT 6 DỊCH VỤ XÃ HỘI CƠ BẢN
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 cùng với hệ thống chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội góp phần giải quyết mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản như sau:
– Chiều thiếu hụt về việc làm:
+ 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm;
+ Tối thiểu 100.000 người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, vùng nghèo, vùng khó khăn được hỗ trợ kết nối việc làm thành công;
+ Tối thiểu 9.500 người lao động thuộc các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được hỗ trợ đào tạo; trong đó, có khoảng 5.700 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (ít nhất 80% hộ gia đình có người đi làm việc ở nước ngoài sẽ thoát nghèo). Hỗ trợ khoảng 1.200 người lao động tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo các Hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước tiếp nhận.
– Chiều thiếu hụt về y tế:
+ 100% người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em dưới 16 tuổi tại các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo xuống dưới 34%.
– Chiều thiếu hụt về giáo dục, đào tạo:
+ Tỷ lệ trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học đúng độ tuổi đạt 90%;
+ Tỷ lệ người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và tỷ lệ người lao động thuộc vùng nghèo, vùng khó khăn qua đào tạo đạt 60%, trong đó có bằng cấp chứng chỉ đạt 25%; 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp có nhu cầu được hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề phù hợp.
– Chiều thiếu hụt về nhà ở:
Tối thiểu 100.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo được hỗ trợ nhà ở, đảm bảo có nhà ở an toàn, ổn định, có khả năng chống chịu tác động của thiên tai, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững.
— Chiều thiếu hụt về nước sinh hoạt và vệ sinh:
+ 90% hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; ít nhất 60% hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.
– Chiều thiếu hụt về thông tin:
+ 90% hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được tiếp cận sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet; 95% các hộ gia đình sinh sống địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được tiếp cận thông tin về giảm nghèo bền vững thông qua các hình thức xuất bản phẩm, sản phẩm truyền thông.
DỰ ÁN THÀNH PHẦN CỦA CHƯƠNG TRÌNH
Dự án 1. Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo
Dự án 2: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo
Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng
Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững
Dự án 5: Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo
Dự án 6: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin
Dự án 7: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình
Theo đó Dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo
– Đối tượng:
+ Các huyện nghèo theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
+ Các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
– Nội dung hỗ trợ: đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội, cơ sở hạ tầng trên địa bàn nghèo. Cụ thể:
+ Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội liên kết vùng, thiết yếu trên địa bàn huyện nghèo (công trình đầu tư cấp huyện, liên xã) phục vụ dân sinh, sản xuất, thương mại, lưu thông hàng hóa và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, gồm:
. Các công trình giao thông, cầu, hạ tầng điện phục vụ dân sinh, sản xuất;
. Các công trình giáo dục đạt chuẩn quốc gia;
. Các công trình y tế đạt chuẩn quốc gia;
. Các công trình phục vụ nước sinh hoạt cho người dân;
. Công trình thủy lợi phục vụ sản xuất;
. Các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa thể thao;
. Các loại công trình xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế – xã hội khác do cộng đồng nghèo trên địa bàn huyện nghèo đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc dân tộc, văn hóa, nhu cầu của cộng đồng, phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của pháp luật, ưu tiên công trình cho các cộng đồng nghèo, công trình có nhiều người nghèo, phụ nữ hưởng lợi.
Công trình đầu tư phải đảm bảo tính kết nối về giao thông, kinh tế, xã hội để hỗ trợ phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa, dịch vụ, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản liên xã, giữa xã với huyện hoặc kết nối huyện với các khu vực trung tâm, vùng động lực phát triển.
Công trình đầu tư phải phục vụ trực tiếp cho sản xuất và dân sinh, đáp ứng nhu cầu của người dân hưởng lợi, ưu tiên các công trình có nhiều người hưởng lợi là người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, dân tộc thiểu số, phụ nữ.
+ Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo (công trình đầu tư cấp xã, liên xã) phục vụ dân sinh, sản xuất, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, gồm:
. Công trình y tế cấp xã đạt chuẩn quốc gia theo quy định;
. Công trình, cơ sở vật chất trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia; phòng học kiên cố cho nhà trẻ, lớp mẫu giáo;
. Công trình phục vụ nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho người dân (nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh: nước máy, nước giếng khoan, nước giếng đào có thành bảo vệ, nước khe mó được bảo vệ);
. Công trình giao thông đường trục chính, nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện; cầu, hạ tầng điện phục vụ dân sinh, sản xuất, lưu thông hàng hóa;
. Công trình thủy lợi nhỏ do xã quản lý được kiên cố hóa, phục vụ sản xuất, dân sinh;
. Công trình phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí cho người dân của xã;
. Công trình thích ứng với biến đổi khí hậu đối với vùng ngập mặn và vùng thường xuyên bị bão, lũ;
. Các loại công trình xây dựng cơ sở hạ tầng khác do cộng đồng nghèo trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc dân tộc, văn hóa, nhu cầu của cộng đồng, phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của pháp luật, ưu tiên công trình cho nhiều người nghèo, phụ nữ hưởng lợi;
Công trình ở cấp xã và thôn, bản phải đảm bảo tính kết nối giữa các thôn, giữa các thôn với trung tâm xã để hỗ trợ phát triển sản xuất, sinh kế và thích ứng với biến đổi khí hậu.
+ Hỗ trợ duy tu và bảo dưỡng các công trình phục vụ dân sinh, sản xuất, thiết yếu trên địa bàn các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.
– Phân công thực hiện:
+ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan tổ chức thực hiện;
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.
. Tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 – 2025 tối thiểu là 75.000 tỷ
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung Việt Nam đã trải qua 6 lần điều chỉnh tiêu chí giảm nghèo Việt Nam đã trải qua 6 lần điều chỉnh tiêu chí giảm nghèo.Từ tiêu chí về lương thực nhằm đảm bảo có ăn có mặc của một quốc gia nghèo với 58,1% hộ nghèo vào năm 1993 đến xóa đói giảm nghèo áp dụng giá cả, thu nhập mức sống tối thiểu và giai đoạn hiện nay đang áp dụng chuẩn nghèo đa chiều mà Việt Nam là 1 trong 30 nước trên thế giới và là nước đầu tiên ở Châu Á áp dụng phương châm: “Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Chúng ta đi từ chỗ chỗ ngân sách nhà nước phải đảm bảo hoàn toàn để triển khai giảm nghèo sang Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, vai trò dẫn dắt, người dân và hộ nghèo là chủ thể. Đây là bước đi rất dài về tư duy nhận thức, về hành động của Việt Nam. Trong công cuộc chống đói nghèo Việt Nam đã sớm hoàn thành mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng về giảm nghèo trên thế giới. Giai đoạn 2021- 2025 Việt Nam đặt ra mục tiêu yêu cầu cao hơn là giảm nghèo đa chiều nhưng thực chất và bền vững, giảm bình quân 1-1,5%/năm. Tiêu chí về thu nhập và tiêu chí về chiều thiếu hụt tăng cả về số lượng và chất lượng, nhiều nội dung thiếu hụt đòi hỏi phải có nguồn lực lớn như: Tái định cư, xóa nhà tạm, chống suy dinh dưỡng trẻ em hạn chế trẻ em thể trạng thấp còi. Giai đoạn 2021- 2025 cần đầu tư thỏa đáng để mức sóng tối thiểu của người dân tăng dần gắn với mục tiêu phát triển bao trùm bền vững và tăng khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của người dân. Giảm nghèo bao trùm có nghĩa là phải xóa bỏ đói nghèo cho tất cả mọi người ở mọi nơi, mọi thời điểm và mọi chiều thiếu hụt. |
Phương Minh