Giá vàng hôm nay dự đoán tăng trở lại khi giới đầu tư tập trung vào dữ liệu lạm phát của Mỹ.
Trên thị trường vàng trong nước, chốt phiên ngày 13/7 đa số các cửa hàng vàng tại Hà Nội giữ giá vàng 9999 gần như không đổi ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với phiên liền trước.
Kết thúc phiên giao dịch 13/7, Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC khu vực Hà Nội ở mức: 56,75 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,30 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết vàng SJC ở mức: 56,60 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,37 triệu đồng/lượng (bán ra).
Tại Sài Gòn, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 56,75 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,25 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 56,60 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,38 triệu đồng/lượng (bán ra).
Tính tới 8h30 sáng 14/7, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết cho khu vực Hà Nội ở mức: 56,75 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,30 triệu đồng/lượng (bán ra).
Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC áp dụng cho khu vực Hà Nội ở mức 56,65 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,42 triệu đồng/lượng (bán ra).
Tại Sài Gòn, giá vàng miếng trong nước được Tập Đoàn Vàng bạc đá quý Doji niêm yết ở mức: 56,75 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,25 triệu đồng/lượng (bán ra). Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 56,65 triệu đồng/lượng (mua vào) và 57,43 triệu đồng/lượng (bán ra).
Đối với giá vàng thế giới, khoảng 6 giờ ngày 14/7 (theo giờ Việt Nam), giá vàng hôm nay của thế giới giao dịch tại 1.808 USD/ounce, ngang bằng với mức giá cùng thời điểm này hôm trước.
Trước đó, trong ngày 13-7, giá vàng thế giới có lúc tăng giảm chớp nhoáng hàng chục USD sau khi Mỹ công bố dữ liệu liên quan đến lạm phát cao hơn dự báo.
Cụ thể, khoảng 21 giờ cùng ngày, Bộ Lao động Mỹ thông báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6-2021 tăng 0,9%, cao hơn 0,4 điểm % so với dự báo là 0,5%, kéo lạm tại Mỹ lên tới 4,5% (tính từ tháng 6-2020 đến tháng 6-2021).
Lạm phát tại Mỹ gia tăng khiến USD suy yếu so với nhiều đồng tiền khác đã kích thích nhiều người đưa vốn vào kim loại quý. Giá vàng có lúc tăng 10 USD/ounce.
Thế giới đang đối mặt với một đợt bùng phát dịch Covid-19 với chủng virus mới. Những bất ổn khiến cả vàng và USD tăng giá. Vàng tăng ngay cả khi người dân nhiều nước phải bán vàng ra để chi tiêu khi thu giảm giảm vì dịch.
Lạm phát tăng cao cũng khiến lợi tức thực trái phiếu chính phủ Mỹ thấp hơn. Trong tuần trước, lợi tức đã xuống -1% lần đầu tiên kể từ tháng 2.
Một số nhà phân tích cũng lưu ý rằng vàng có thể gặp khó trong ngắn hạn bởi lạm phát tăng có thể khiến Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) phải tăng lãi suất sớm hơn so với kỳ vọng. Trong cuộc họp tháng 6, Fed đã phát đi tín hiệu có thể tăng lãi suất vài lần trong năm 2023, thay vì năm 2024 như dự kiến trước đó.
Giá hàng hóa dịch vụ tiếp tục tăng mạnh. Nhiều báo cáo lo ngại về tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng trong khi nhu cầu vẫn đang gia tăng ở nhiều nước trên thế giới.
PV (t/h)