Dự kiến TP.HCM sẽ sớm công bố phương án nới lỏng giãn cách, thích ứng an toàn với dịch bệnh Covid-19 cho giai đoạn mới từ 1.10.
Theo phương án này, khi nới lỏng giãn cách, người dân tham gia lưu thông trên địa bàn TP.HCM sử dụng mã QR của ứng dụng VNEID và ứng dụng Y tế HCM có thể hiện lịch sử tiêm vắc xin (đến khi ứng dụng PC-COVID chính thức đưa vào hoạt động); trường hợp không có mã QR, xuất trình giấy tờ sau: Là F0 đã khỏi bệnh dưới 180 ngày; đã tiêm chủng (ít nhất 1 mũi đối với loại vắc xin tiêm 2 mũi và ít nhất 14 ngày sau tiêm) khi được cơ quan chức năng yêu cầu.
Đặc biệt, khi người dân có những triệu chứng (ho, sốt, khó thở…) hoặc cần cấp cứu y tế, liên hệ ngay với số điện thoại đường dây nóng của Tổ phản ứng nhanh Covid-19 tại địa phương hoặc Tổng đài cấp cứu 115.
Tối cùng ngày, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, tính đến thời điểm này đã có 11 địa phương công bố kiểm soát được dịch Covid-19, gồm các quận, huyện: 1, 3, 5, 7, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Nhà Bè, Cần Giờ, Củ Chi và TP.Thủ Đức. Theo Quyết định 3989 ngày 18.8.2021 của Bộ Y tế, để công bố kiểm soát được dịch, các quận, huyện cần đạt 6/6 tiêu chí kiểm soát dịch Covid-19 tại các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Tối cùng ngày, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, tính đến thời điểm này đã có 11 địa phương công bố kiểm soát được dịch Covid-19, gồm các quận, huyện: 1, 3, 5, 7, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Nhà Bè, Cần Giờ, Củ Chi và TP.Thủ Đức. Theo Quyết định 3989 ngày 18.8.2021 của Bộ Y tế, để công bố kiểm soát được dịch, các quận, huyện cần đạt 6/6 tiêu chí kiểm soát dịch Covid-19 tại các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
HCDC cho hay, đến nay TP.HCM có 7 lần nâng cấp độ giãn cách xã hội theo chiều hướng lần sau cao hơn lần trước; người dân trải qua hơn 80 ngày giãn cách theo Chỉ thị 16, nếu tính cả thời gian bắt đầu thực hiện Chỉ thị 15 thì đến nay trải qua hơn 120 ngày. Dự kiến sáng nay (30.9), Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP.HCM sẽ tổ chức họp báo thông tin về tình hình dịch bệnh, biện pháp phòng chống dịch phục hồi kinh tế – xã hội trên địa bàn từ ngày 1.10.
Sau 1.10, TPHCM sẽ tích cực triển khai gói hỗ trợ đợt 3 để trợ cấp cho đối tượng là người có hoàn cảnh thật sự khó khăn hiện đang có mặt tại thành phố theo Nghị quyết số 97/NQ-HĐND ngày 22.9.2021 của Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố, đảm bảo nguyên tắc đúng, đủ đối tượng, không bỏ sót, không trùng lắp.
Quan tâm chính sách và kêu gọi nguồn lực xã hội hỗ trợ cho người già neo đơn và các trẻ mồ côi do dịch COVID-19.
Thành phố cũng tiếp tục hỗ trợ gạo theo nguồn phân bổ của Chính phủ; huy động nguồn lực xã hội tham gia chăm lo cho Nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi tổ chức, cá nhân cùng góp sức hỗ trợ cho các đối tượng khó khăn ổn định cuộc sống.
Tính đến ngày 29.10, công tác phòng, chống dịch của Thành phố đã đạt được nhiều kết quả rất quan trọng, hệ thống y tế được tăng cường, củng cố; số ca nhập viện, chuyển nặng và tử vong liên tục giảm.
Bên cạnh đó, tỉ lệ tiêm vaccine cho người từ 18 tuổi trở lên đạt trên 95% được tiêm mũi 1 và trên 45% được tiêm mũi 2; một số hoạt động thí điểm phục hồi kinh tế – xã hội tại Quận 7, huyện Cần Giờ, Củ Chi đảm bảo an toàn; ý thức của người dân và doanh nghiệp về công tác phòng, chống dịch được nâng cao.
Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh trên địa bàn TPHCM vẫn còn phức tạp, số ca mắc mới, số ca nhiễm bệnh đang điều trị tại nhà và tại các cơ sở y tế, tỉ lệ tử vong vẫn còn cao.
Mặt khác, tỉ lệ tiêm vaccine tại các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam còn rất thấp, tỉ lệ tiêm vaccine mũi 2 của thành phố chưa cao, đòi hỏi các quyết định, chính sách phục hồi kinh tế của thành phố phải cân nhắc, thận trọng, kỹ lưỡng, phù hợp với cả vùng.
Hải Linh