Một số kết quả tư vấn, phản biện cơ chế chính trong về phát triển nguồn nhân lực trước ngưỡng cửa hội nhập mà chúng tôi dùng làm tựa đề nêu trên là muốn nói tới sự đóng góp to lớn của Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề Công tác xã hội Việt Nam đối với quá trình xây dựng và hoàn thiện luật pháp, cơ chế chính sách phát triển dạy nghề ở nước ta, góp phấn phát triển nguồn nhân lực đáp ứng mục tiêu, yêu cầu của Chiến lược phát triển “Tam Nông” (Nông nghiệp – Nông thôn – Nông dân) mà trọng tâm là mô hình nông thôn mới; đồng thời đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho trong quá trình CNH-
HĐH và hội nhập quốc tế của đất nước.
Để giải quyết được vấn đề nêu trên, Chính phủ đã ban hành Chiến lược Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và Chiến lược Phát triển dạy nghề giai đoạn 2011 – 2020, trong đó đã xác định rõ nhu cầu nguồn nhân lực theo các trình độ và cơ cấu ngành nghề. Trong thời gian này, chúng ta đã thực hiện đồng bộ hệ thống các giải pháp phát triển dạy nghề, trong đó ưu tiên hoàn thiện Luật, cơ chế chính sách để tạo hành lanh pháp lý, khắc phục những “điểm nghẽn” trong dạy nghề, tạo cơ hội để người học, người lao động dễ tiếp cận với hệ thống trong việc rèn luyện, nâng cao kỹ năng; tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở dạy nghề hợp tác với doanh nghiệp trong việc đào tạo nguồn nhân lực góp phần nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia về chất lượng nguồn nhân lực.
Việc hoàn thiện Luật, cơ chế chính sách cho phù hợp với xu hướng hội nhập là cả một quá trình công phu được triển khai từ khâu điều tra, khảo sát, tổ chức các hội nghiệp, hội thảo, lấy ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý, các nhà khoa học trong và ngoài nước, để có cơ sở về luận cứ khoa học và thực tiễn đề xuất với Chính phủ và Quốc hội. Trong quá trình đó, ở mọi khâu, mọi hoạt động đều có sự tham gia, phản biện có trọng lượng và hiệu quả của Hiệp hội GDNN và Nghề CTXH Việt Nam, các hội viên và đặc biệt là sự đóng góp của bà Nguyễn Thị Hằng, nguyên Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, nguyên Chủ tịch Hiệp hội GDNN và Nghề công tác xã hội Việt Nam. Do điều kiện có hạn, chúng tôi chỉ nêu một số điểm nổi bật về đóng góp của Hiệp hội như sau:
Một là: Tham gia góp ý xây dựng Luật và các Nghị định hướng dẫn Luật Giáo dục nghề nghiệp. Những đóng góp của Hiệp hội tập trung vào các nội dung đổi mới cơ chế chính sách, cơ cấu hệ thống giáo dục nghề nghiệp; tổ chức quá trình đào tạo và đánh giá tác động của chính sách với doanh nghiệp trong tham gia hoạt động dạy nghề; xã hội hóa và tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về GDNN và CTXH …
Hai là: Hiệp hội chủ động tham gia ý kiến và phản biện với tinh thần xây dựng và khách quan về đổi mới cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, khung trình độ giáo dục và cơ chế tự chủ trong giáo dục nghề nghiệp.
Ba là: Hiệp hội đã chủ động nghiên cứu, vận động hội viên đóng góp ý kiến xây dựng văn bản pháp luật theo chủ trương của Đảng, Nhà nước; phản ảnh hoạt động đa dạng trong thực tiễn, phản ảnh nguyện vọng của các đối tượng tham gia và xu hướng hội nhập quốc tế. Các ý kiến đóng góp đã được các cơ quan quản lý nhà nước về các lĩnh vực liên quan tiếp thu, góp phần cụ thể hóa và nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến các lĩnh vực lao động – việc làm – GDNN và CTXH.
Bốn là: Kiến nghị và tham gia xây dựng Chương trình hành động của Ngành LĐTBXH triển khai Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 4/11/2013 của BCH TW Đảng. Tham gia xây dựng cơ chế – chính sách liên quan đến GDNN để triển khai Chiến lược, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực và Chiến lược phát triển dạy nghề giai đoạn 2011 – 2020. Tham gia góp ý xây dựng cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, khung trình độ giáo dục quốc dân, chính sách tự chủ và tự chịu trách nhiệm của cơ sở GDNN, chính sách phân luồng dạy nghề cho thanh niên, phụ nữ …. .
Năm là: Vận động hội viên tham gia đóng góp ý kiến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật GDNN của Chính phủ và các Bộ. Chủ động, sáng tạo đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả dạy nghề và tạo việc làm cho người nghèo người dân tộc thiểu số, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn, miền núi, hải đảo.
Sáu là: Tiếp tục nghiên cứu đề xuất các chính sách pháp luật về ASXH, nhất là trong lĩnh vực xã hội hóa cung cấp dịch vụ xã hội đáp ứng nhu cầu người dân, luật pháp hóa để đảm bảo yêu cầu phòng chống tham nhũng và cải cách thủ tục hành chính. Tiếp tục đề xuất cơ chế, chính sách phát triển nghề CTXH trong lập pháp, hành pháp và tư pháp. Hợp tác xây dựng Bộ Tiêu chuẩn đạo đức nghề công tác xã hội theo hướng hội nhập quốc tế.
Bảy là: Phối hợp với Bộ LĐTB&XH, Tổng cục GDNN, các đơn vị thuộc Bộ, các cơ quan truyền thông, các dự án hợp tác quốc tế …tổ chức tuyên truyền đến hội viên chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, pháp luật về lĩnh vực GDNN và an sinh xã hội.
Ngoài những hoạt động nêu trên, Hiệp hội đã tiến hành các hoạt động hợp tác quốc tế với nhiều nội dung phong phú, hình thức đa dạng trong việc trao đổi kinh nghiệm nhằm hoàn thiện các cơ chế chính sách phát triển nhân lực.
Với sự tham gia tích cực và có hiệu quả của Hiệp hội GDNN và Nghề công tác xã hội về tư vấn, phản biện cơ chế chính sách phát triển nguồn nhân lực cùng với sự nỗ lực của các cơ quan giúp Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có cơ sở khoa học và thực tiễn hoàn thiện Dự thảo Luật GDNN, đề xuất với Chính phủ trình Quốc hội thông qua ngày 27/11/2014, có hiệu lực từ ngày 01/7/2015, theo đó Luật Giáo dục nghề nghề đã mở ra các trình độ đào tạo tương đồng với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển nguồn nhân lực và Chiến lược phát triển dạy nghề đến năm 2020./.
PGS-TS Cao Văn Sâm
Nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục GDNN