12/03/2022 10:13:10

Hiệp hội GDNN và Nghề Công tác xã hội Việt Nam: 6 nhiệm vụ trọng tâm năm 2022

Năm 2021 vượt lên những khó khăn do dịch bệnh Covid-19, Hiệp hội GDNN và Nghề CTXH Việt Nam đã hoàn thành nhiều chỉ tiêu nhiệm vụ đã đề ra được các đơn vị đối tác và Hội viên đánh giá cao. Ngày 25/2/2022, Hiệp hội Giáo dục Nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022.

 

Chủ tịch Hiệp hội Dương Đức Lân (thứ 2 bên trái) thăm động viên 2 thí sinh tham dự Cuộc thi Vô địch châu Á – TBD nghề Cơ điện tử năm 2021

Tham gia xây dựng, hoàn thiện nhiều cơ chế chính sách và văn bản pháp luật quan trọng

Báo cáo kết quả công tác năm 2021, ông Phan Sỹ Nghĩa, Phó Chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hiệp hội GDNN và Nghề Công tác xã hội Việt Namcho biết, bên cạnh hoàn thành các công tác thường xuyên, năm 2021 Hiệp hội đã triển khai tích cực nhiều hoạt động chuyên môn với chất lượng hiệu quả cao. Nổi bật là công táctham gia góp ý xây dựng, hoàn thiện nhiều cơ chế chính sách và văn bản pháp luật như:

– Tham gia ý kiến với Tổng cục trong quá trình xây dựng Chiến lược phát triển Giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045;đề án “Thí điểm đào tạo trình độ cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp THCS”. Ngoài thông qua góp bằng văn bản, ý kiến tại các hội nghị, hội thảo do Tổng cục GDNN tổ chức, Hiệp hội tổ chức hội thảo để tranh thủ ý kiến của các Uỷ viên BCH Hiệp hội và hội viên vào các đề án trên.Chủ tịch Hiệp hội gửi công văn cho Thủ tướng CP kiến nghị về việc tổ chức dạy văn hoá cho học sinh THCS theo học trong các cơ sở GDNN để giúp tháo gỡ khó cho các cơ sở GDNN có đủ điều kiện được dạy chương trình VH phổ thông.

Nghiên cứu góp ý hoàn thiệnDự thảo Nghị định đầu tư trong lĩnh vực GDNN; Hồ sơ dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 79 /2015 ngày 14/9/2015 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GDNN; Thông tư quy định Điều lệ trường trung cấp, Thông tư quy định Điều lệ trường cao đẳng;Đề án, Tờ trình, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình „“Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2030“;  Quy định về tổ chức Hội giảng nhà giáo GDNN toàn quốc năm 2021; Thông tư Hướng dẫn thi KNN các cấp;Danh mục các công việc phải có Chứng chỉ KNNQG; Khung giám sát và đánh giá thực hiện Tuyên bố ASEAN về HRD trong thế giới công việc đổi thay;dự thảo số 1 Lộ trình thực hiện tuyên bố Hà Nội  về thúc đẩy công tác xã hội…

Công tác chuyên môn, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế đạt nhiều kết quả tích cực

– Bảo vệ trước các Hội đồng thẩm định của Tổng cục GDNN sản phẩm của một số nhiệm vụ về xây dựng “Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu năng lực người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ cao đẳng và trung cấp” (Chuẩn đầu ra); xây dựng Định mức kinh tế kỹ thuật và Danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu trình độ trung cấp, cao đẳng, và Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia cho một số nghề được Tổng cục GDNN giao Hiệp hội thực hiện trong năm 2020.

Các đại biểu tham dự hội nghị trực tuyến

– Phối hợp với Cục Việc làm tổ chức 2 Hội nghị tuyên truyền về chính sách thuộc lĩnh vực việc làm, bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau (trong khuôn khổ Kế hoạch phối hợp công tác năm 2020 giữa Hiệp hội và Cục). Đặc biệt, Đoàn Hiệp hội tham dự kỳ Thi KNNQG lần thứ 12 – năm 2021 trong 26 nghề trên tổng số 35 nghề tổ chức thi, với 43 thí sinh (đây là lần Đoàn Hiệp hội tham gia có số nghề dự thi và số thí sinh tham gia tranh tài đông nhất từ trước tới nay). Trong đợt 1 thi hình thức trực tuyến Đoàn Hiệp hội có 17 thí sinh dự thi tại 10 nghề trên 11 nghề tổ chức thi. Kết quả 3 nghề với 4 thí sinh đoạt Huy chương Vàng, 2 nghề đoạt Huy chương bạc và 1 nghề đoạt HC Đồng (xếp thứ 2 toàn Đoàn sau Đoàn Hà Nội về số HC Vàng). Ngoài ra, Trường Đại học SPKT Vĩnh Long –  hội viên của Hiệp hội đăng cai điểm thi với 13 nghề bằng nguồn xã hội hoá.

Về công tác nghiên cứu khoa học, Hiệp hội đãtriển khai một số nội dung của Dự án thành phần “Nghiên cứu về tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục của trẻ em trong các gia đình công nhân di cư làm việc tại các khu công nghiệp tại Hà Nội” thuộc EU JULE do tổ chức OXFAM tài trợ.

– Viện Nghiên cứu – Đào tạo công tác xã hội tổ chức được 34 lớp diện chẩn và âm dương khí công trực tuyến; tổ chức tư vấn trực tuyến hàng tuần về kỹ thuật tự chăm sóc sức khoẻ cho hàng trăm người, trong đó có nhiều người thuộc đối tượng yếu thế, chính sách, người có công.

 Công tác hợp tác quốc tế cũng đạt nhiều kết quả tích cực:Phối hợp với Văn phòng Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại VN tổ chức lớp tập huấn trực tiếp tại Hà Nội về “Quy trình tư vấn phát triển nghề nghiệp cho lao động trẻ” cho những người làm công tác tư vấn hướng nghiệp, tư vấn việc làm tại các cơ sở GDNN và các TT dịch vụ việc làm. Tập huấn đã diễn ra trong 3 ngày, 20 người thuộc đối tượng đã tham gia lớp tập huấn. Những người tham gia đã đánh giá tích cực về nội dung tập huấn đối với công việc của họ.

– Hợp tác và được Chương trình đổi mới đào tạo nghề Việt Nam – GIZ chấp thuận hỗ trợ nâng cấp trang tin điện tử (Website) của Hiệp hội, cả về hình thức và nội dung, hướng đến hình thành Diễn đàn GDNN; thiết kế biểu tượng (logo) mới của Hiệp hội đáp ứng xu thế của thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 – đơn giản, khỏe khoắn, mang tính biểu tượng cao; đầu tư trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động truyền thông, tổ chức các hội nghị, hội thảo trực tuyến của Hiệp hội trong tương lai

Công tác truyền thôngtừng bước được đổi mới, năm 2021 Tạp chí Nghề nghiệp & Cuộc sống xuất bản 12 số tạp chí in và hàng nghìn tin, bài trên tạp chí điện tử, bám sát các hoạt động của Hiệp hội, Tổng cục GDNN và các lĩnh vực an sinh xã hội. Xuất bản  số tháng số 1 – 2021 chào mừng năm mới Tân Sửu – 2021 và chào mừng thành công Đại hội lần thứ 3 của Hiệp hội. Mặc dù trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, bản in của Tạp chí vẫn cố gắng duy trì xuất bản hàng tháng theo giấy phép (trừ các tháng dịch vụ vận chuyển từ chối nhận chuyển).

Tạp chí đã thông tin về hoạt động của Hiệp hội, của ngành; phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về GDNN và ASXH, các gương tốt trong dạy, học tại các cơ sở GDNN…; ngoài ra còn kịp thời có các bài viết phản biện các ý kiến trái chiều về chương trình đào tạo thí điểm cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp THCS; về đề xuất của Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam chuyển các trường cao đẳng về thuộc sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo góp phần định hướng dư luận. Vào quý 4, Hiệp hội đã tranh thủ sự hỗ trợ của Chương trình đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam – GIZ để nâng cấp trang tin điện tử (website) của Hiệp hội nhằm góp phần tăng thêm năng lực và hiệu quả truyền thông của Hiệp hội từ năm 2022.

6 nhiệm vụ trọng tâm năm 2022

Phát biểu tại hội nghị, đại diện các đơn vị hội viên đánh giá cao những nỗ lực của Hiệp hộitrong công tác chuyên môn cũng như hoạt động nghiên cứu góp ý xây dựng văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách trong lĩnh vực lao động việc làm, an sinh xã hội, đặc biệt là lĩnh vực giáo dục nghè nghiệp. Ông Trần Văn Nam, Uỷ viên BCH Hiệp hội, Chủ tịch Hội Dạy nghề – Việc làm và Xuất khẩu lao động Thanh Hóa đánh giá cao những kết quả hoạt động của Hiệp hội và mong muốn thời gian tới Hiệp hội cần đẩy mạnh công tác tư vấn hướng nghiệp học nghề và việc làm cho thanh niên cũng như người lao động trước bối cảnh các địa phương đang bước vào thời kỳ đô thị hóa và công nghiệp hóa. Vấn đề việc làm bền vững, việc làm có kỹ năng để có thu nhập ổn định là vô cùng quan trọng.

Chủ tịch Hiệp hội Dương Đức Lân (ngoài cùng bên phải) trao thưởng, chúc mừng 2 thí sinh giành HCV cuộc thi Vô địch châu Á – TBD nghề Cơ điện tử năm 2021

Nâng cao nhận thức của phụ huynh và học sinh về học nghề để có việc làm bền vững. Đồng thời cũng tuyên truyền vận động để các cơ quan hoạch định chính sách có các qui định bắt buộc các doanh nghiệp phải sử dụng lao động qua đào tạo có bằng cấp về kỹ năng làm việc để có mức lương tương xứng, tránh tình trạng doanh nghiệp chỉ tuyển lao động phổ thông vào sử dụng với mức tiền lương thấp.Ông Hà Đình Bốn, Uỷ viên Ban CH Hiệp hội gợi ý, năm 2022 là năm đầu tiên của rất nhiều các chương trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Chính phủ đã ban hành nhiều Chương trình mục tiêu quốc gia, đây là cơ hội để Hiệp hội tham gia vào các hoạt động tư vấn, góp ý xây dựng chính sách, tuyên truyền tập huấn, hội thảo, tọa đàm về chính sách mới, qua đó tăng thêm nguồn thu cho Hiệp hội.

Phát biểu kết luận hội nghị, PGS.TS Dương Đức Lân, Chủ tịch Hiệp hội ghi nhận và đánh giá cao các ý kiến đóng góp của các đại biểu, các ý kiến đã gợi mở nhiều hoạt động cho gia đoạn tới của Hiệp hội. Chủ tịch Dương Đức Lân cho biết,năm 2022, ngoài công tác thường xuyên, Hiệp hội sẽ tập trung thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu sau:

Thứ nhất, công tác xây dựng cơ chế, chính sách pháp luật. Đối với lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp: Tham gia xây dựng và triển khai giải pháp, chương trình, đề án, dự án thực hiện Chiến lược Phát triển GDNN và Quy hoạch mạng lưới các cơ sở GDNN giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các văn bản quy phạm pháp luật khác.

 Đối với các lĩnh vực công tác xã hội:Tham gia ý kiến về các giải pháp thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình Phát triển công tác xã hội giai đoạn 2021 -2030 (QĐ 1121/QĐ-TTg ngày 22/01/2021) và các văn bản quy phạm pháp luật khác.

Về công tác chuyên môn: – Xây dựng và triển khai hoạt động phối hợp năm 2022 trong khuôn khổ Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2021 – 2026 với Tổng cục GDNN như gia xây dựng Chuẩn đầu ra, Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, Tiêu chuẩn định mức kinh tế – kỹ thuật và Định mức danh mục thiết bị tối thiểu đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng cho một số nghề; Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội: Cục Việc làm, Cục An toàn, Cục Trẻ em, Cục Bảo trợ…; Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức một số lớp tập huấn về chính sách, pháp luật về  lao động – việc làm, an sinh xã hội.

– Tổ chức tốt Đoàn Hiệp hội tham gia đợt 2 thi KNNQG lần thứ 12 và phối hợp với Ban tổ chức thi Kỹ năng nghề Việt Nam tổ chức tốt thi 2 nghề Chăm sóc sắc đẹp và Thiết kế các kiểu tóc do Hiệp hội đăng cai tổ chức trong khuôn khổ Thi KNNQG lần thứ 12 – năm 2021.

 Công tác truyền thông: – Phát huy và nâng cao chất lượng, hiệu quả về tuyên truyền, vận động học nghề, việc làm bền vững, đồng thời thực hiện các chuyên đề sâu về GDNN, Việc làm, ATLĐ, ASXH…; trên tạp chí “Nghề nghiệp & Cuộc sống”- bản in và bản điện tử. Nâng cấp trang tin điện tử VAVET.VN thành cổng thông tin điện tử, mở Diễn đàn Giáo dục nghề nghiệp để tạo một địa chỉ cho các chuyên gia, người dạy, người học, người sử dụng lao động bày tỏ chính kiến, trao đổi kinh nghiệm, đề xuất, phản biện về cơ chế chính sách …về GDNN.

 Công tác nghiên cứu khoa học, dự án;– Hoàn thành đề tài cấp Bộ: “Đổi mới hoạt động của các Trung tâm Dịch vụ việc làm đến năm 2030” – MS: CB 2021-07. Đề tài được thực hiện trong 2 năm 2021 – 2022; tham gia dự thầu để thực hiện 01 đề tài nghiên cứu cấp Bộ thực hiện trong năm 2023.

Công tác hợp tác quốc tế; Ký kết Biên bản ghi nhớ nội dung hợp tác giai đoạn 2021 – 2024 với Chương trình Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam thuộc Tổ chức hợp tác quốc tế Đức (GIZ); Trao đổi nội dung hợp tác với Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) tại Việt Nam và Hiệp hội các trường công tác xã hội quốc tế (IASSW) và Hiệp hội giáo dục nghề công tác xã hội Châu Á – Thái bình Dương.

Phương Hà