25/04/2021 11:09:19

FE Credit: “Vay dễ không tưởng”, hậu quả khó lường

Thao tác nhanh, thủ tục gọn, chỉ cần chứng minh thư là có thể dễ dàng vay tiêu dùng tại FE Credit, song, sự “dễ dàng” này lại đang tiềm ẩn nhiều rủi ro cho phía khách hàng.

FE Credit được biết đến là công ty tài chính lớn nhất Việt Nam. Tiền thân của FE Credit là Khối Tín dụng tiêu dùng

trực thuộc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank), từ tháng 2/2015 FE đã chuyển đổi sang một đơn vị tài chính hoàn toàn độc lập với tên công ty là FE Credit.

Công ty có số lượng điểm giao dịch, chi nhánh trên toàn quốc với 13 nghìn điểm bán và 17.500 nhân viên và có sự kết hợp với hơn 9.000 đối tác để kết nối tài chính. Chỉ sau gần chục năm hoạt động FE vươn lên đẫn đầu thị trường tài chính Việt Nam với nhiều sản phẩm tài chính như: vay tiền mặt; Vay mua sản phẩm trả góp, mua bảo hiểm, thẻ tín dụng…

FE Credit nổi tiếng với việc “vay dễ không tưởng”…

Trên khắp các trang mạng xã hội, FE Credit cũng “phủ sóng” các quảng cáo về hình thức cho vay theo chứng minh nhân dân, cam kết bảo mật khoản vay, không thu phí, không thẩm định, giải ngân nhanh… Theo đó, FE Credit chỉ yêu cầu khách hàng nộp hồ sơ photo và chuẩn bị bản gốc để nhân viên đối chiếu, sau đó sẽ hoàn trả lại bản gốc cho khách hàng “yên tâm”. Mọi thao tác khác còn lại, sẽ được các nhân viên tư vấn của FE hỗ trợ.

Tuy nhiên, chính vì tin vào những tin nhắn chào mời hấp dẫn với “lãi suất vay ưu đãi”… nhiều người lao động nghèo, sinh viên đã gặp phải những tình huống “dở khóc dở cười” khi đi vay tiền dễ dàng mà không hề biết rằng mình đang bị “bóp cổ” với lãi suất cao ngất ngưởng.

…khiến nhiều người tin tưởng mà không nghĩ đến những hệ lụy, hậu quả khó lường

Thêm nữa, việc thời gian gần đây, FE chuyển hình thức đăng ký vay nợ qua các app như SNap, Cash24h sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho khách hàng. Bên cạnh việc tiện lợi, giải ngân nhanh, không mất công đi lại; khách hàng sẽ phải “đối mặt” với việc các thông tin cá nhân như danh bạ, hình ảnh cá nhân, định vị… đều có thể bị FE “thâu tóm”, dẫn đến nhiều hậu quả khó lường nếu khách hàng trả thanh toán chậm.

Theo thông tin phản ánh PV ghi nhận được, thông thường, hồ sơ vay vốn cũng đơn giản và ngân hàng cam kết phê duyệt khoản vay trong 48 giờ làm việc, tuy nhiên, người vay sẽ phải trả lãi suất 1,67- 2,92% mỗi tháng, tương đương tới 20,04- 35,04%/năm. So với lãi suất cao nhất tại các ngân hàng hiện nay 12%/năm, mức lãi suất cho vay tín chấp của các tổ chức tín dụng trên cao hơn gần 3 lần.

Với mức lãi suất trên, người vay sẽ buộc phải trả ngân hàng trong thời gian sớm nhất nếu không muốn rơi vào cảnh “lãi mẹ đẻ lãi con” hay phải đối mặt với kiểu đòi nợ sặc mùi xã hội đen như từng xảy ra.

Được biết, đã từng có nhiều trường hợp vay tiền tại FE Credit phản ánh, đến kỳ hạn mà chưa thanh toán sẽ liên tục bị người của Công ty FE “khủng bố” điện thoại, doạ nạt, uy hiếp người thân những người không liên quan đến giao dịch vay vốn và đưa lên mạng xã hội để “khủng bố tinh thần”, “truy lùng” khiến danh dự, uy tín bị ảnh hưởng nghiêm trọng, cuộc sống gia đình đảo lộn.

Những tin nhắn quảng cáo gây khó chịu, bức xúc cho NTD

Chưa dừng lại ở đó, nhiều người tiêu dùng cũng bức xúc việc họ thường xuyên bị quấy rối, làm phiền bởi những tin nhắn quảng cáo có tiêu đề “FECREDIT” với nội dung: “Bạn được FE CREDIT hỗ trợ vay đến 50 triệu đồng, trả góp từ 439,000 đồng/tháng…”.

Chính những “tiếng xấu” trên đã khiến FE Credit ngày càng “mất điểm” trong mắt người tiêu dùng bởi những bài học nhãn tiền trước đó đã khiến khách hàng cẩn trọng, dè chừng hơn với những chiêu trò quảng cáo, mời gọi của FE…

Được biết, theo các thông tin trên báo chí, theo kế hoạch, cuối năm 2020, Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng (VPbank) sẽ bán được 49% cổ phần tại Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit).

Như vậy, việc Vpbank rao bán 49% cổ phần tại FE, cộng với nợ xấu tăng cao (tính đến thời điểm kết thúc quý 3/2020, tỷ lệ nợ xấu của FE Credit theo VAS là 6,9%, cao hơn nhiều so với mức 6% cuối năm 2019), liệu có ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân tại FE? FE phải chăng đang có những toan tính riêng để giữ vững “sức khỏe tài chính” của chính mình?

Chưa dừng lại ở đó, nhiều người tiêu dùng cũng bức xúc việc họ thường xuyên bị quấy rối, làm phiền bởi những tin nhắn quảng cáo có tiêu đề “FECREDIT” với nội dung: “Bạn được FE CREDIT hỗ trợ vay đến 50 triệu đồng, trả góp từ 439,000 đồng/tháng…”.

Chính những “tiếng xấu” trên đã khiến FE Credit ngày càng “mất điểm” trong mắt người tiêu dùng bởi những bài học nhãn tiền trước đó đã khiến khách hàng cẩn trọng, dè chừng hơn với những chiêu trò quảng cáo, mời gọi của FE…

Được biết, theo các thông tin trên báo chí, theo kế hoạch, cuối năm 2020, Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng (VPbank) sẽ bán được 49% cổ phần tại Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit).

Như vậy, việc Vpbank rao bán 49% cổ phần tại FE, cộng với nợ xấu tăng cao (tính đến thời điểm kết thúc quý 3/2020, tỷ lệ nợ xấu của FE Credit theo VAS là 6,9%, cao hơn nhiều so với mức 6% cuối năm 2019), liệu có ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân tại FE? FE phải chăng đang có những toan tính riêng để giữ vững “sức khỏe tài chính” của chính mình?

Vi Anh