20/04/2021 7:50:21

Công đoàn Công thương Việt Nam: Sát cánh, đồng hành cùng NLĐ và DN vượt qua đại dịch

Năm 2020 và 2021 tình hình kinh tế trong và ngoài nước tiếp tục gặp nhiều khó khăn, bất ổn do đại dịch Covid-19 bùng phát trở lại tại nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới đã khiến kinh tế toàn cầu suy thoái nghiêm trọng, tác động tiêu cực đến kinh tế Việt Nam,ảnh hưởng lớn đến đời sống, việc làm, thu nhập của người lao động cả nước đồng thời cũng đặt ra những thách thức khó khăn đối với hoạt động công đoàn nói chung và hoạt động của Công đoàn Công thương Việt Nam nói riêng.

Cùng chung tay phòng chống  đại dịch

Thực hiện chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, triển khai chủ đề năm “Nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn cơ sở”, trong bối cảnh dịch Covid – 19 diễn biến phức tạp, Công đoàn Công Thương Việt Nam (CĐCTVN) đã tích cực, chủ động với nhiều sáng tạo trong chỉ đạo và tổ chức hoạt động của các cấp công đoàn phù hợp với tình hình thực tiễn nhằm hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh và nhiệm vụ chính trị, đồng thời đảm bảo kịp thời, hiệu quả trong thực hiện phòng, chống đại dịch Covid-19. Trong đó nổi bật là hoạt động cùng sắn tay tham gia phòng chống dịch Covid- 19 và đồng hành cùng doanh nghiệp chăm lo đời sống người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid – 19.

Chủ tịch CĐCTVN Trần Quang Huy (áo xanh bên phải) trao hỗ trợ nhà ăn ca tự chọn tại Mỏ sắt Tiến Bộ 

Ngay từ đầu năm, trước tình hình dịch bệnh Covid- 19 diễn biến phức tạp, CĐCTVN đã kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19chỉ đạo tới 16 Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và 531 CĐCS (trong đó có 403 CĐCS trực thuộc Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở) đồng thời tuyên truyền phổ biến rộng rãi tới 146.266 đoàn viên/152.979 lao độngtoàn ngành.

Khẩn trương hỗ trợ các đơn vị tiếp cận nguồn cung khẩu trang, dung dịch rửa tay, sát khuẩn phòng chống dịch bệnh. Nhiều công đoàn cơ sở đã chủ động phối hợp với người sử dụng lao động thực hiện các giải pháp phòng chống dịch, như: Đo thân nhiệt, lắp đặt vách ngăn, đảm bảo giãn cách phòng dịch, phát khẩu trang y tế cho người lao động và khách hàng đến liên hệ công tác, trang bị nước rửa tay sát khuẩn tại cổng ra vào, bàn lễ tân, nhà máy, nhà ăn ca….

Chủ tịch CĐCTVN Trần Quang Huy tặng quà cho NLĐ tại Cty CP Xây lắp điện 4 (2)

Các đơn vị trong Ngành đã thực hiện trao tặng khẩu trang cho các doanh nghiệp có đông lao động; đồng thời có những hoạt động hỗ trợ thiết thực trong công tác phòng chống dịch Covid-19.TCTy Thép trao tặng 10.200 khẩu trang để phòng chống dịch cho Cty Khoáng sản và luyện kim Việt trung, Công ty Kisc. CĐ TCty Giấy VN đã trao số tiền 200 triệu đồng do người lao động đóng góp để chung tay, góp sức cho công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19. Taseco ủng hộ 50.000 suất ăn tới khu cách ly tập trung tại Hà Nội.

CĐ Công nghiệp Hóa chất VN, đại diện cho người lao động Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đã trao 100 triệu đồng cho Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam…Đối với người lao động phải thực hiện cách ly, công đoàn cơ sở tham gia để doanh nghiệp chi trả 70% lương, hoặc áp dụng tính ngày nghỉ phép năm để đảm bảo thu nhập của người lao động không thấp hơn lương tối thiếu vùng theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, các công đoàn trực thuộc CĐCTVN đã phối hợp với chuyên môn ủng hộ tại địa phương hoặc qua Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với số tiền gần 1 tỷ đồng.

Chương trình về nguồn thăm khu di tích lịch sử Bộ Công thương

Ghi nhận thành tích đã đạt được, CĐCTVN đã được Tổng LĐLĐVN tặng Bằng khen cho 02 tập thể và 01 cá nhân có thành tích trong ủng hộ và triển khai phòng chống Covid-19.

Đồng hành cùng DN chăm lo đời sống NLĐ bị ảnh hưởng dịch Covid – 19

Theo báo cáo của CĐCTVN, trong đợt dịch Covid-19 bùng nổ vào giữa tháng 3/2020, toàn Ngành đã có 166 lao động chấm dứt hợp đồng lao động; 17.829 lao động ngừng việc (hưởng lương ngừng việc); 4.451 lao động làm việc luân phiên.Tại Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp VN, tổng số lao động bị ngừng việc tạm thời là 16.000 lao động, trong đó TOYOTA VN có 1.200 lao động ngừng việc (hưởng 81% lương cơ bản),  HONDA VN có 12.000 lao động ngừng việc tạm thời (hưởng 75% mức lương thực lĩnh). Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng không Taseco: nghỉ việc: 25 người, ngừng việc: 179 người, luân phiên làm việc: 165 người (Công ty đã có hỗ trợ cho người lao động ngừng việc). Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế: thực hiện làm việc luân phiên, giảm giờ làm, giảm lương (không tính giảng viên).

Ông Trần Quang Huy – Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam (bên trái) trao hỗ trợ cho đại diện đoàn viên khó khăn.

Việc ngừng và hạn chế các đường bay quốc tế đã khiến cho các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực giao nhận chịu thiệt hại nghiêm trọng, lượng giao dịch giảm 30-40%. Một số đơn vị kinh doanh thương mại phải đóng cửa các điểm kinh doanh. Khối các đơn vị xây lắp, do các công trình bị tạm dừng, thu hẹp quy mô nên lao động phải luân phiên làm việc, lương giảm từ 30-50%. Các đơn vị khối cơ khí, chế tạo và FDI có nhiều lao động phải ngừng việc tạm thời (từ 500-12.000 lao động).

Thực hiện chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động VN, CĐCTVN đã tổ chức triển khai hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 bị mất việc, thiếu việc làm dẫn đến mất thu nhập, thu nhập bằng hoặc thấp hơn mức lương cơ sở theo quy định hiện hành, có hoàn cảnh khó khăn với mức hỗ trợ là 500.000 đ/1 lần/1 người. CĐCTVN đã hỗ trợ đợt 1 theo Quyết định 643/QĐ-TLĐ của Tổng Liên đoàn cho 491 đoàn viên, NLĐ bị ảnh hưởng bởi Covid-19 với tổng số tiền là 245,5 triệu đồng được trích từ nguồn tài chính tích lũy của CĐCTVN. Tại đợt dịch bùng phát vào trung tuần cuối tháng 7/2020, CĐCTVN tiếp tục thực hiện hỗ trợ đợt 2 cho 453 đoàn viên, NLĐ số tiền là 226,5 triệu đồng được trích từ nguồn ngân sách của CĐCTVN.

Hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng lũ lụt miền Trung: CĐCTVN đã hỗ trợ Công đoàn ngành Công Thương tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Huế, Quảng Trị và các đơn vị trực thuộc với số tiển  gần 400.000.000 đồng. Các cấp công đoàn trong Ngành đã phối hợp chính quyền đồng cấp tích cực hỗ trợ đoàn viên, người lao động và nhân dân vùng lũ với số tiền gần 20 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, CĐCTVN còn vận động đoàn viên tham gia hiến máu cứu người trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19; hỗ trợ giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm do ảnh hưởng của Covid-19;  phối hợp với Bộ Công Thương ủng hộ 562 triệu đồng thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trong đó có 100 triệu đồng trích từ Quỹ Xã hội của Ngành.

Hoàn thành tốt các nhiệm vụ công tác chuyên môn

Tại  Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam, Nghị quyết Đại hội III CĐCTVN (2018 – 2023), triển khai nhiệm vụ năm 2021. Thay mặt Ban cán sự Đảng Bộ Công thương, Thứ trưởng Cao Quốc Hưng ghi nhận: Năm 2020 cũng như giai đoạn 2018-2020, CĐCTVN đã đạt kết quả nổi bật trên nhiều mặt công tác: Đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ; tích cực tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động; đẩy mạnh công tác vệ sinh an toàn lao động, thi đua yêu nước; Công tác tổ chức, cán bộ, nữ công, phát triển đoàn viên, xây dựng tổ chức, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ công đoàn được chú trọng thực hiện…

Hàng năm, CĐCTVN đã phối hợp với Bộ Công Thương ban hành Chỉ thị về công tác thi đua và cùng phối hợp chỉ đạo các phong trào thi đua yêu nước thiết thực, hiệu quả và được các cấp công đoàn, đoàn viên và người lao động trong toàn Ngành nhiệt tình hưởng ứng, như: Phong trào “Lao động giỏi, Lao động sáng tạo”, “Sáng kiến, Tiết kiệm”, phong trào “Xanh-Sạch-Đẹp” và “Giỏi việc nước, Đảm việc nhà”. Các phong trào này đã động viên, khích lệ tinh thần hăng say lao động và sáng tạo của từng cá nhân, góp phần vào thành công chung.

Ông Trần Quang Huy, Chủ tịch Công đoàn Công thương Việt Nam cho biết,  giai đoạn tiếp theo của nửa sau nhiệm kỳ, CĐCTVN hướng đến 3 mục tiêu tổng quát: Một là, tập trung hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn VN và Nghị quyết Đại hội III CĐCTVN; xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi cấp công đoàn; chú trọng đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích của đoàn viên và người lao động; tăng cường phát triển lợi ích đoàn viên, lấy lợi ích làm điểm tập hợp thu hút đoàn viên và người lao động; xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ. 

Hai là, các cấp công đoàn tập trung thực hiện ba khâu đột phá: Nâng cao hiệu quả nhiệm vụ đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho NLĐ, thiết thực chăm lo lợi ích của đoàn viên, người lao động; xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn chuyên nghiệp, bản lĩnh, trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm; tăng cường nguồn lực tài chính đủ mạnh để thực hiện nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Ba là, xây dựng ngành Công Thương phát triển, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tích cực xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Cao Hòa