Ông Borrelli khẳng định, con số báo cáo chính thức mới chỉ ghi nhận những trường hợp cần sự chăm sóc y tế tại bệnh viện. Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều ca nhiễm bệnh chưa được phát hiện và báo cáo. Trên thực tế, cứ 10 ca nhiễm bệnh mới có 1 ca được xét nghiệm.
Điều này lý giải cho việc tại sao tỷ lệ tử vong do nhiễm covid-19 ở Italy lại cao nhất thế giới. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến hết ngày 22/3, tỷ lệ tử vong ở Italy là hơn 9% trong tổng số các trường hợp được xác nhận. Nếu Italy thực sự có số trường hợp mắc bệnh gấp 10 lần con số tử vong, tỷ lệ tử vong sẽ chỉ là 0,9%. Điều này sẽ phù hợp hơn với tỷ lệ tử vong ở các quốc gia khác, chẳng hạn như là 0,6% ở Hàn Quốc.
Với con số nhiễm bệnh gia tăng chóng mặt, khó khăn lớn nhất đối với Italy hiện nay là sự thiếu hụt trầm trọng khẩu trang và máy thở khiến cho hệ thống y tế nước này gần như “bất lực” trước sự bùng phát của đại dịch. Mặc dù Italy đã cố gắng nhập khẩu nguyên liệu sản xuất và khẩu trang từ nước ngoà,i nhưng các nguồn cung cấp lớn như Ấn Độ, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã tạm dừng việc xuất khẩu những mặt hàng này để đảm bảo nguồn cung nội địa.
Italy hiện đang là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch covid-19. Từ ngày 9/3, quốc gia này đã áp dụng lệnh phong tỏa toàn quốc để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Tuy nhiên, nhiều người dân Italy dường như không bận tâm đến lệnh cấm của chính quyền và vẫn thản nhiên ra đường. Tới ngày 20/3, quân đội Italy đã phải vào cuộc. Hiện, cảnh sát Italy được phép sử dụng máy bay không người lái để giám sát trên các con phố. Những người vi phạm lệnh phong tỏa sẽ phải chịu án phạt 232 đô la và 6 tháng tù giam.
P.V (Tổng hợp)