17/05/2024 10:31:42

Trao đổi hợp tác quốc tế về giáo dục nghề nghiệp giữa HNIVC – SIIT – IVT – FUNA

Ngày 16 tháng 5 năm 2024 – Trường Cao đẳng Nghề Công nghiệp Hà Nội (HNIVC) đã tổ chức lễ khai mạc sự kiện hợp tác quốc tế về giáo dục nghề nghiệp. Sự kiện này thu hút sự tham gia của các đối tác chiến lược từ Trung Quốc, bao gồm Trường Cao đẳng Kỹ thuật Nghề Công nghiệp Tô Châu (SIIT), Trường Cao đẳng Kỹ thuật Khu công nghiệp Tô Châu (IVT), Trường Đại học Đề Đề Cáp Nhĩ và Tập đoàn FUNA-AI.

Đối Tác Chiến Lược Và Dự Án Tiêu Biểu

HNIVC khẳng định vị trí tiên phong trong việc phát triển giáo dục nghề nghiệp theo hướng linh hoạt và hiện đại. Tập đoàn FUNA-AI, với sứ mệnh kết nối nhà trường và doanh nghiệp, đã hợp tác cùng HNIVC xây dựng “Trung tâm Đào tạo sản xuất Thông minh HNIVC-FUNA Việt Nam”. Trung tâm này hướng tới mục tiêu đào tạo sinh viên với những kiến thức và kỹ năng thực tế, chuyên sâu về sản xuất thông minh và kỹ thuật hiện đại.

Trung Quốc, đặc biệt là Tô Châu, nổi bật với thế mạnh về sản xuất thông minh và giáo dục nghề nghiệp. SIIT và IVT, hai trường cao đẳng hàng đầu tại đây, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực sản xuất tự động hóa thông minh.

Đại học Đề Đề Cáp Nhĩ với 24 chuyên ngành, 8600 SV và 500 giảng viên từ trình độ giáo sư và tiến sĩ. Không chỉ đào tạo hàn lâm mà họ chú trọng đào tạo thực nghiệm. Khi mở 1 chuyên ngành, họ sẽ mở cty  là nơi thực tập, môi trường thực tế và giải quyết các vấn đề công tác liên quan. Họ chú trọng vào chương trình đào tạo và cải cách chương trình cái gốc giúp nhà trường phát triển.

Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong các ngành cơ điện tử, tự động hóa, công nghệ ô tô, lập trình PLC,… đang gia tăng. Các tập đoàn công nghệ đang săn đón lao động có tay nghề cao, đặc biệt là nhân lực cho các ngành sản xuất pin năng lượng mặt trời, vi điều khiển và bán dẫn,..

Chính sách phát triển hợp tác quốc tế

Năm 2024, các tập đoàn Trung Quốc đang chuyển dịch các xưởng sản xuất thiết bị sang Ấn Độ và Việt Nam. Họ đã hợp tác với cả Thái Lan, Nhật Bản và Nga.

Để đi tắt đón đầu các trường cao đẳng và đại học của Trung Quốc đang liên kết với các trường tại Việt Nam. Họ đào tạo trước nguồn nhân lực kỹ sư thực hành ở Việt Nam có khả năng đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động công nghệ cao.

Các hướng trao đổi đào tạo liên kết giữa 4 bên

1. Dạy tiếng Trung tại HNIVC: Cử giảng viên sang HNIVC dạy tiếng Trung miễn phí tại các câu lạc bộ, sau đó HSSV sẽ học tiếng Trung chuyên ngành từ năm nhất.

2. Đào tạo giảng viên tại Trung Quốc: Giảng viên HNIVC được mời sang các trường cao đẳng, đại học tại Trung Quốc để đào tạo về chương trình và sử dụng các thiết bị mới nhất.

3. Thực tập doanh nghiệp cho sinh viên: Sinh viên HNIVC được đưa vào các doanh nghiệp để thực tập ở nhiều vị trí khác nhau, giúp họ trải nghiệm thực tế và nâng cao kỹ năng.

4. Học tập và thực tập tại Trung Quốc: Tổ chức đánh giá sát hạch và chọn 15 sinh viên xuất sắc nhất sang Trung Quốc học tập và thực tập vào tháng 11. Toàn bộ chi phí ăn ở và thủ tục visa sẽ được miễn phí. Sau khi hoàn thành, họ sẽ trở về Việt Nam làm quản lý và đào tạo cốt cán cho doanh nghiệp.

HNIVC đã đạt được nhiều thay đổi đáng kể thông qua hợp tác quốc tế này, bao gồm:

• Hợp tác giáo dục và trao đổi kiến thức: Đảm bảo sự kết nối chặt chẽ giữa các bên, từ tiêu chuẩn GDNN Quốc gia đến tiêu chuẩn doanh nghiệp, và yêu cầu thực nghiệm cho từng chuyên ngành, mô-đun, và môn học cụ thể.

• Liên kết đào tạo thực tế tại công ty: Hướng dẫn sinh viên qua các quy trình sản xuất tại hiện trường, tiêu chuẩn cho từng công đoạn, và tổng hợp thành mục tiêu kỹ năng và kiến thức cho mỗi môn học. Giáo trình được thiết kế theo từng hạng mục và đào tạo theo chương trình dự án.

Chúng tôi lấy kết thúc làm khởi đầu, lấy chất lượng làm nền tảng. Đây là phương pháp xây dựng chương trình đào tạo khi liên kết với các trường ĐH, CĐ quốc tế và doanh nghiệp.

Con đường đã mở, nền móng đã vững chắc. Chúc các bạn HSSV HNIVC nhanh chóng về đích và thành công.

Truyền thông HNIVC