Thường Khải, đạo diễn có tiếng tại Hãng phim truyện Hồ Bắc, qua đời hôm 14/2 vì bệnh viêm phổi do virus corona chủng mới gây ra (tên chính thức của dịch là Covid-19). Lần lượt cha, mẹ và chị gái của ông cũng chết vì virus trong thời gian từ ngày 28/1 đến ngày 14/2, theo Caixin.
Một trong những bạn học cũ của ông Thường cho hay cha của vị đạo diễn lần đầu tiên phát hiện các triệu chứng nhiễm virus vào ngày 25/1, ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán. Ông Thường đã đưa cha đến một số bệnh viện ở Vũ Hán nhưng không được cho nhập viện vì thiếu giường.
Vị đạo diễn buộc phải đưa cha về nhà và tự chăm sóc. Ba ngày sau, cha của ông Thường qua đời.
Song bi kịch của gia đình chỉ mới bắt đầu. Vào ngày 2/2, mẹ của ông Thường cũng qua đời vì virus.
Cùng ngày, ông Chung Nam Sơn, nhà dịch tễ học hàng đầu Trung Quốc, thành viên đội ngũ cố vấn chống dịch, cho biết việc các bệnh viện không đủ giường nên để người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh về nhà là “cực kỳ nguy hiểm”.
Kể từ khi Vũ Hán, tỉnh lỵ tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, bị phong tỏa toàn thành hôm 23/1, do sự quá tải tại các bệnh viện, một số lượng lớn người bệnh đã không được chẩn đoán và nhập viện, theo Caixin. Việc bỏ qua các trường hợp nghi ngờ trong những tuần đầu của dịch đã gây ra nhiều vấn đề.
Hôm 2/2, các nhà chức trách ở Vũ Hán tuyên bố chấm dứt chính sách tự cách ly tại nhà và bắt đầu phân loại bệnh nhân thành các trường hợp: xác nhận nhiễm virus, nghi ngờ nhiễm virus, có triệu chứng sốt – một triệu chứng phổ biến nếu nhiễm virus nhưng cũng xuất hiện ở người mắc các bệnh khác, và trường hợp đã tiếp xúc với bệnh nhân nhưng chưa có triệu chứng.
Chính sách mới đã cô lập bệnh nhân và điều trị theo phân loại.
Tuy nhiên, sự thay đổi trong cách tiếp cận đã đến quá muộn đối với gia đình đạo diễn Thường. Ngày 14/2, vài giờ sau khi ông Thường qua đời, chị gái ông cũng không qua khỏi. Vợ của ông cũng mắc bệnh và vẫn đang trong tình trạng nghiêm trọng.
Một trường hợp khác là bà Liu Fan, 59 tuổi, phó y tá trưởng bệnh viện Vũ Xương, thành phố Vũ Hán, bắt đầu bị sốt, toàn thân đau nhức từ hôm 2/2, khi đang trực tại bệnh viện. 5 ngày sau, bà được xác nhận nhiễm virus corona và nhập viện, theo thông báo hôm nay của chính quyền thành phố Vũ Hán trên mạng xã hội Toutiao.
Vì đã có một số bệnh lý nền, tình trạng của bà Liu xấu đi nhanh chóng và chỉ 7 ngày sau, bà qua đời hôm 14/2, bất chấp mọi nỗ lực cứu chữa của bệnh viện.
Trước khi Liu tử vong, bố mẹ và em trai của bà cũng đã bị nCoV cướp đi mạng sống. Chồng bà và con gái đang được cách ly nhưng chưa phát hiện bị nhiễm virus.
Người bệnh không được chẩn đoán kịp thời, không được điều trị sớm nên bệnh diễn tiến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng, thậm chí nguy kịch, cuối cùng tử vong. Người bệnh một khi ở nhà sẽ dễ dàng lây cho gia đình và láng giềng. Sau cùng, khi bệnh tình nặng hơn, họ lại phải đến bệnh viện xếp hàng chờ đợi, làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm chéo.
Thường Khải, đạo diễn có tiếng tại Hãng phim truyện Hồ Bắc, qua đời hôm 14/2 vì bệnh viêm phổi do virus corona chủng mới gây ra (tên chính thức của dịch là Covid-19). Lần lượt cha, mẹ và chị gái của ông cũng chết vì virus trong thời gian từ ngày 28/1 đến ngày 14/2, theo Caixin.
Một trong những bạn học cũ của ông Thường cho hay cha của vị đạo diễn lần đầu tiên phát hiện các triệu chứng nhiễm virus vào ngày 25/1, ngày đầu tiên của Tết Nguyên đán. Ông Thường đã đưa cha đến một số bệnh viện ở Vũ Hán nhưng không được cho nhập viện vì thiếu giường.
Song bi kịch của gia đình chỉ mới bắt đầu. Vào ngày 2/2, mẹ của ông Thường cũng qua đời vì virus.Vị đạo diễn buộc phải đưa cha về nhà và tự chăm sóc. Ba ngày sau, cha của ông Thường qua đời.
Cùng ngày, ông Chung Nam Sơn, nhà dịch tễ học hàng đầu Trung Quốc, thành viên đội ngũ cố vấn chống dịch, cho biết việc các bệnh viện không đủ giường nên để người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh về nhà là “cực kỳ nguy hiểm”.
Kể từ khi Vũ Hán, tỉnh lỵ tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, bị phong tỏa toàn thành hôm 23/1, do sự quá tải tại các bệnh viện, một số lượng lớn người bệnh đã không được chẩn đoán và nhập viện, theo Caixin. Việc bỏ qua các trường hợp nghi ngờ trong những tuần đầu của dịch đã gây ra nhiều vấn đề.
Hôm 2/2, các nhà chức trách ở Vũ Hán tuyên bố chấm dứt chính sách tự cách ly tại nhà và bắt đầu phân loại bệnh nhân thành các trường hợp: xác nhận nhiễm virus, nghi ngờ nhiễm virus, có triệu chứng sốt – một triệu chứng phổ biến nếu nhiễm virus nhưng cũng xuất hiện ở người mắc các bệnh khác, và trường hợp đã tiếp xúc với bệnh nhân nhưng chưa có triệu chứng.
Chính sách mới đã cô lập bệnh nhân và điều trị theo phân loại.
Tuy nhiên, sự thay đổi trong cách tiếp cận đã đến quá muộn đối với gia đình đạo diễn Thường. Ngày 14/2, vài giờ sau khi ông Thường qua đời, chị gái ông cũng không qua khỏi. Vợ của ông cũng mắc bệnh và vẫn đang trong tình trạng nghiêm trọng.
Một trường hợp khác là bà Liu Fan, 59 tuổi, phó y tá trưởng bệnh viện Vũ Xương, thành phố Vũ Hán, bắt đầu bị sốt, toàn thân đau nhức từ hôm 2/2, khi đang trực tại bệnh viện. 5 ngày sau, bà được xác nhận nhiễm virus corona và nhập viện, theo thông báo hôm nay của chính quyền thành phố Vũ Hán trên mạng xã hội Toutiao.
Vì đã có một số bệnh lý nền, tình trạng của bà Liu xấu đi nhanh chóng và chỉ 7 ngày sau, bà qua đời hôm 14/2, bất chấp mọi nỗ lực cứu chữa của bệnh viện.
Trước khi Liu tử vong, bố mẹ và em trai của bà cũng đã bị nCoV cướp đi mạng sống. Chồng bà và con gái đang được cách ly nhưng chưa phát hiện bị nhiễm virus.
Người bệnh không được chẩn đoán kịp thời, không được điều trị sớm nên bệnh diễn tiến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng, thậm chí nguy kịch, cuối cùng tử vong. Người bệnh một khi ở nhà sẽ dễ dàng lây cho gia đình và láng giềng. Sau cùng, khi bệnh tình nặng hơn, họ lại phải đến bệnh viện xếp hàng chờ đợi, làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm chéo.
Trong nỗ lực khống chế sự lây lan của virus, Vũ Hán đang tiến hành chiến dịch kiểu “lưới vét” trong 3 ngày từ 17 đến 19/2 để xác định và tập trung toàn bộ người nhiễm virus tại thành phố có dân số còn lớn hơn cả Thụy Điển này.Dựa trên các cuộc phỏng vấn với các chuyên gia ở tuyến đầu chống dịch, Caixin cho biết tỷ lệ bệnh nhẹ phát triển thành bệnh nặng trung bình vào khoảng 15 đến 20%.
Global Times cho biết, chiến dịch được thực hiện theo chỉ đạo hôm 16/2 của tân bí thư Thành ủy Vương Trung Lâm, người vừa được điều đến Vũ Hán tuần trước.
Chiến dịch tập trung vào 5 mục tiêu: xét nghiệm tất cả người bị nghi ngờ nhiễm virus, tập hợp toàn bộ bệnh nhân, kiểm tra thân nhiệt bệnh nhân, cách ly bất cứ ai có tiếp xúc gần với bệnh nhân, và đảm bảo mọi xã trấn triển khai các biện pháp quản lý phong tỏa.
Trước đó, lãnh đạo Vũ Hán cho biết họ đã kiểm tra 99% cư dân, nhưng nhiều người cho biết họ chưa từng thấy bất cứ kiểm tra viên nào tại khu họ sinh sống.
Phóng viên (T/h)