“Việt Nam sẽ trở lên khác biệt và thịnh vượng trong kỷ nguyên số nếu chúng ta kịp thời có chính sách đột phá phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao”. Nguồn nhân lực chất lượng cao và nhân tài đổi mới sáng tạo là tài nguyên quan trọng nhất, là động lực đột phá cho nền kinh tế số, kinh tế Xanh của Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính
Đào tạo nhân lực để thực hiện các mục tiêu khát vọng phát triển đất nước đến năm 2045
Việt Nam đang chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng từ “nâu” sang “xanh”, phát triển dựa vào kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức; đồng thời, xác định kinh tế xanh, chuyển đổi xanh là động lực tăng trưởng quan trọng trong dài hạn, dựa vào khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo để phát triển đất nước. “Đào tạo nguồn nhân lực để thu hút đầu tư, đào tạo nhân lực để chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực để thích ứng với điều kiện, hoàn cảnh đất nước, đào tạo nguồn nhân lực để thực hiện các mục tiêu, khát vọng phát triển đất nước tới năm 2030, năm 2045.”
(Phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính về đào tạo nguồn nhân lực khi tới thăm ĐHQG Hà Nội tháng 4/2023)
Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà
Nguồn nhân lực phải đi trước, dẫn dắt cho quá trình đổi mới
Thế giới đang có nhiều biến động, đứng trước thách thức mang tính thời đại, những khủng hoảng toàn cầu. Nếu vẫn duy trì mô hình phát triển dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên hiện nay, đến năm 2050, nhân loại phải cần tới 3 trái đất. Thực tế này đặt ra yêu cầu bức thiết phải chuyển đổi từ kinh tế dựa vào tài nguyên sang kinh tế tri thức.
Tri thức chính là tài nguyên mới. Nguồn nhân lực, nhân tài và đổi mới sáng tạo là động lực đột phá. Bằng tài nguyên tri thức, động lực con người, các nước đang phát triển, đi sau có thể về trước. “Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cần tham mưu kịp thời cơ chế, chính sách đào tạo nguồn nhân lực đi trước một bước trong quá trình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế tri thức. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào phải đóng vai trò chính trong đặt hàng đào tạo nguồn nhân lực cho chuyển đổi số, chuyển đổi xanh…
TS Trần Văn Khải – Uỷ viên thường trực UB Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội
Việt Nam sẽ trở lên khác biệt và thịnh vượng trong kỷ nguyên số nếu kịp thời có chính sách đột phá phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Báo cáo mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, chỉ riêng lĩnh vực chíp, bán dẫn thì dự báo nước ta cần đào tạo 50-100 nghìn nhân lực chất lượng cao giai đoạn 2025 – 2030. Chúng ta sẽ làm gì để phát triển nguồn nhân lực và tăng năng suất lao động cho bước đi tiếp theo ngay trong kế hoạch phát triển KT-XH 2023-2025? Nhiệm vụ lớn, cấp thiết nhất lúc này là phải có chính sách đột phá, khắc phục cho được những tồn tại, hạn chế đang là rào cản, nút thắt cản trở sự phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao và năng suất lao động. Việt Nam sẽ trở lên khác biệt và thịnh vượng trong kỷ nguyên số nếu chúng ta kịp thời có chính sách đột phá phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung
Tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng thị trường lao động, đặc biệt đào tạo những ngành nghề mới như chip, bán dẫn, thị trường tín chỉ cacbon…
Phương Minh