24/02/2023 12:32:10

Thực phẩm châu Âu chất lượng cao mong muốn đến với người tiêu dùng Việt Nam

“Châu Âu đầy ắp mùi vị, truyền thống và chất lượng” – Đây là tiêu đề ngắn nhất nhưng cũng đồng thời là định nghĩa chính xác nhất của Ban tổ chức cũng như những người thực hiện muốn truyền tải đến người tiêu dùng, các nhà nhập khẩu và phân phối tại Châu Á.

Trước đó, với khẩu hiệu “Enjoy! It’s from Europe – Hãy thưởng thức! Nó là từ Châu Âu chương trình đã được biết đến ở Trung Quốc và Hồng Kông, nơi mà chúng được trình bày trong các năm gần đây trong khuôn khổ các chương trình quảng bá về thực phẩm của Liên minh Châu Âu.

Từ năm 2019 đến 2023, một chương trình mới của Liên minh cũng đã được hình thành và sẽ trình bày ở Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tiêu đề của chương trình mới sẽ là “Châu Âu đầy ắp mùi vị – truyền thống và chất lượng”. Đây là tiêu đề ngắn nhất nhưng cũng đồng thời là định nghĩa chính xác nhất của Ban tổ chức cũng như những người thực hiện muốn truyền tải đến người tiêu dùng, các nhà nhập khẩu và phân phối tại Châu Á.

Thông qua các buổi gặp mặt và trao đổi trực tiếp, các nhà sản xuất Liên minh Châu Âu mong muốn truyền tải đến người tiêu dùng ở Châu Á kiến thức về tính độc đáo trong ẩm thực và mùi vị, tính an toàn trong sản xuất trong mỗi giai đoạn từ cánh đồng đến bàn ăn, chất lượng và độ tươi lâu sẽ tạo ra các ẩn tượng ẩm thực không thể nào quên. Ngoài ra, Trung tâm xúc tiến- Phòng Thương mại và Công nghiệp Ba Lan (KIGCP) sẽ tổ chức đoàn doanh nghiệp Ba Lan sang khảo sát thị trường Việt Nam trong tháng 2/2023.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Ba Lan- ông LECH KOLAKOWSKI phát biểu tại buổi gặp mặt.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Ba Lan- ông LECH KOLAKOWSKI cho biết: “Vượt qua bao khó khăn trong giai đoạn dịch bệnh, quan hệ hợp tác trong lĩnh vực Nông nghiệp thực phẩm giữa Việt Nam và Ba Lan vẫn đạt được những bước tiến đáng kể trong 1 năm trở lại đây. Châu Âu nói chung và nước Ba lan nói riêng luôn mong muốn sẽ đưa tới người tiêu dùng tại Việt Nam các sản phẩm thực phẩm chất lượng tốt nhất. Diều tôi mong muốn nhất là sản phẩm của Châu Âu và đặc biệt của Ba Lan sẽ có mặt trên bàn ăn của mọi gia đình ở Việt Nam”

Về quan hệ thương mại, Ba Lan hiện là bạn hàng số 1 của Việt Nam tại khu vực Đông Âu và Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 7 của Ba Lan ngoài Liên minh châu Âu (EU). Năm 2021, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Ba Lan đạt gần 2,6 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, giá trị xuất khẩu từ Việt Nam sang Ba Lan đạt hơn 2,1 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2020 và giá trị nhập khẩu của việt Nam từ thị trường này đạt trên 500 triệu USD, tăng 49% so với cùng kỳ.

Ông ALEXANDER NOWAKOWSKI, Bí thư thứ 2, Đại sứ quán Ba Lan tại Việt Nam

Các mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Ba Lan gồm: hàng may mặc, thủy sản, hàng nông sản như ngũ cốc, cà phê hay giày dép các loại. Ngược lại Ba Lan có thế mạnh về dược phẩm, nhóm sản phẩm từ sữa, thức ăn gia súc hay mỹ phẩm. Đây đang là những mặt hàng Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu khá lớn.

Không chỉ thế, tính đến tháng 5/2022, Ba Lan xếp thứ 36 trên 134 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 27 dự án, tổn vốn đăng ký trên 400 triệu USD, với các lĩnh vực chủ yếu là các dự án 100% vốn nước ngoài, tập trung trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, công nghiệp chế biến chế tạo và thông tin truyền thông. Ở chiều ngược lại, tính đến tháng 2/2022 Ba Lan xếp thứ 44 trên 78 quốc gia và vùng lãnh thổ Việt Nam đầu tư ra nước ngoài với 4 dự án, tổng vốn đăng ký gần 4 triệu USD, thuộc lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp thực phẩm.

Trong đó, đáng chú ý là dự án đầu tư của Vinamilk với trị giá 3 triệu USD thông qua việc mở công ty Vinamilk Europe tại Ba Lan có chức năng kinh doanh vật tư nông nghiệp, bán buôn, lẻ sữa và các chế phẩm từ sữa.

Tuy nhiên, theo đánh giá quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam – Ba Lan vẫn chưa xứng tầm với quan hệ hữu nghị truyền thống và tiềm năng phát triển của hai bên. Một trong những rào cản cơ bản chính là việc hai bên thiếu thông tin về thị trường của nhau. Đây là cơ hội tốt để doanh nghiệp của 2 quốc gia có thể gặp gỡ, cùng trao đổi trực tiếp các vấn đề đang còn thiếu xót để đẩy mạnh phát triển song phương.

Quang Trung