01/12/2020 7:28:28

Báo chí, truyền thông- bài học từ nước Mỹ

Nước Mỹ luôn tự hào là có nền báo chí đọc lập và tự do. Giới báo chí Mỹ cũng cho rằng chính sự độc lập và tự do ấy đã góp phần tạo nên nền tảng của xã hội dân chủ.

Nhưng vừa qua cách đưa tin về bầu cử Tổng thống ở Mỹ đã làm cho nhiều người cảm thấy thất vọng về báo chí Mỹ, nhất là việc báo chí gần như nhất loạt thể hiện sự không ủng hộ Tổng thống Trump.

Trên trang Epoch Times đã đăng bài viết của chuyên gia Gao Yi bàn về sự tha hóa của truyền thông Mỹ với tiêu đề “Truyền thông dòng chính Mỹ sa ngã như thế nào? Đâu là nguyên nhân”.

Sau khi phê phán cách đưa tin thiên lệch, không khách quan thậm chí là ác ý đối với Tổng thống Trump, ông Gao Yi kết luận: “Tình trạng hiện nay của truyền thông dòng chính Hoa Kỳ chỉ có thể được mô tả bằng những từ vựng như: táng tận lương tâm, không còn đạo đức, hoàn toàn mất đi chuẩn tắc cơ bản…”. Đồng thời ông cho rằng: “Khi các phương tiện truyền trực tiếp bán báo hướng tới khán giả, nó truyền tải đến độc giả giá trị thực của tờ báo – sự thật, chuẩn xác và kịp thời”, nhưng “bước vào thời đại Internet như ngày hôm nay, các phương tiện truyền thông dòng chính trước đây đột nhiên phát hiện ra rằng con đường kiếm tiền truyền thống không hiệu quả, truyền thông báo giấy đã đi vào ngõ cụt, tivi cũng ngày càng ít người xem … Vì thế họ buộc phải bán mình cho các tài phiệt lớn và sống nhờ bao nuôi và dựa vào cái gọi là quảng cáo, kinh doanh nhiều mặt hàng”.

Sự phê phán và chỉ ra nguyên nhân đối với báo chí Mỹ, đồng thời cũng là lời cảnh báo cho báo chí thế giới trong đó có Việt Nam.

Chưa bao giờ báo chí Việt Nam phát triển nhanh, nhiều như trong hai thập kỷ vừa qua. Việt Nam có đủ 4 loại hình báo chí như thế giới: Báo in, phát thanh, truyền hình và báo mạng (báo điện tử). Cả nước có hơn tám trăm cơ quan báo chí in và với hơn một nghìn ấn phẩm, 64 Đài phát thanh – Truyền hình. Bên cạnh những tờ báo điện tử thuần túy, hầu hết cơ quan báo chí truyền thống đều có báo hoặc trang tin điện tử. Bên cạnh báo chí, cả nước còn có hơn 1500 trang tin điện tử tổng hợp. Đồng thời các trang điện tử cá nhân mà thế giới gọi là “báo chí công dân” cũng đang đưa nhiều thông tin có tính chất báo chí.

Với hệ thống đông đảo từ trung ương đến địa phương báo chí Việt Nam với nhiệm vụ “Thông tin trung thực tình hình trong nước và thế giới, phù hợp với lợi ích của đất nước và nhân dân” đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của đất nước trong tất cả các lĩnh vực.

Báo chí Việt Nam đã làm rất tốt việc đưa thông tin thế giới đến với công chúng trong nước và giới thiệu, quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài. Báo chí cũng góp phần quan trọng vào việc phê phán những hiện tượng tiêu cực xã hội, hành vi vi phạm pháp luật và chống lại các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch.

Nhưng chưa bao giờ báo chí phải cạnh tranh thông tin khốc liệt như hiện nay khi mà thông tin mạng tràn lan bất chấp nhưng quy tắc của thông tin. Đời sống báo chí chưa bao giờ khó khăn như hiện nay, báo in ít dần người đọc, phát thanh – truyền hình ít người nghe, người xem. Nguồn thu từ bán báo suy giảm, nguồn thu từ quảng cáo chẳng dễ dàng vì cạnh tranh vì kinh tế còn chật vật với đầy rẫy những khó khăn.

Các cơ quan chủ quản nhất là các tổ chức xã hội, nghề nghiệp với trách nhiệm theo luật định phải bảo đảm về tài chính cho cơ quan báo chí hoạt động lại gần như phó mặc, không đầu tư thậm chí còn bắt cơ quan báo chí phải nộp tiền cho chủ quản hoạt động.

Báo chí Việt Nam ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc chung của báo chí thế giới là đảm bảo sự thật, chuẩn xác, kịp thời còn được được yêu cầu đề cao tính văn hóa – nhân văn. Nhưng trước những khó khăn nêu trên, thông tin báo chí Việt Nam cũng đang bộc lộ những khuynh hướng đáng báo động.

– Vì cạnh tranh thông tin nhanh, “hot” không ít nhà báo từ nguồn thông tin trên mạng, không kiểm chứng biến thành thông tin báo chí thành ra đưa tin sai sự thật. Các nhà báo thực thụ rất ngại phải cạnh tranh với các nhóm “thông tin phòng trà” này.

– Báo chí phát hiện, phê phán các hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức xã hội là cần thiết, nhưng từ những phát hiện một số nhà báo thậm chí cả lãnh đạo cơ quan báo chí lại biến thành điều kiện để viết hay không viết, đăng hay không đăng để mặc cả tiền bạc với các cá nhân tổ chức có vi phạm.

– Có những phóng viên dù không muốn làm cách này, nhưng lại bị lãnh đạo ép phải làm để có tiền cho cơ quan báo chí. Đã có trường hợp phóng viên vì cách làm này mà trở thành người vi phạm và bị xử lý bằng pháp luật. Không ít, cơ quan báo chí ép các doanh nghiệp chi tiền dưới dạng quảng cáo, bảo trợ thông tin.

– Lợi dụng thông tin báo chí tác động nhanh mạnh đến dư luận xã hội và các cơ quan chức năng không ít người đã dùng tiền để mua chuộc báo chí để đấu tranh nội bộ, nhất là khi sắp có việc bổ nhiệm một ví trí nào đó, nêu cả những khuyết điểm trong quá khứ đã được khắc phục, để hạ bệ của đối thủ. Có những trường hợp báo chí còn phóng đại, bịa đặt, vu khống nhưng người bị hại lại ngại phản hồi thông tin hoặc có phản hồi “được vạ thì má đã xưng” cơ hội bổ nhiệm đã qua mất rồi.

– Có những vụ việc không chỉ đơn lẻ một phóng viên hoặc một cơ quan báo chí mà nhiều phóng viên, nhiều báo cùng tổ chức đánh hội đồng. Có đơn vị, doanh nghiệp có vi phạm, thậm chí mới có dấu hiện vi phạm thì hàng vài chục phóng viên thi nhau kéo đến tìm hiểu, đe dọa, đặt điều kiện. Đây cũng là dạng “lợi ích nhóm” trong hoạt động báo chí.

– Một thực tế là trong quá trình hoạt động các đơn vị, doanh nghiệp khó tránh khỏi sai sót nên rất ngại báo chí tìm hiểu đưa tin. Lợi dụng điều này có những nhóm phóng viên định kỳ đến các đơn vị, doanh nghiệp để tìm hiểu điều tra, các đơn vị, doanh nghiệp cứ tự nguyện đưa tiền bồi dưỡng, chiêu đãi mong được yên thân.

– Cơ quan báo chí nào cũng có tôn chỉ mục đích rõ ràng, phạm vi phản ánh theo chức năng nhiệm vụ của cơ quan chủ quản, nhưng thông tin theo đúng tôn chỉ mục đích thì ít mà đưa về thiếu sót, khuyết điểm của tổ chức khác, ngành khác, địa phương khác thì nhiều. Có những nơi rất bức xức vì làm hàng trăm việc tốt không được báo chí phản ánh mà chỉ “đào bới” một vài việc làm chưa tốt.

– Có những vụ việc, những tai nạn, những vụ án hàng trăm tờ báo cùng đưa tin, mở rộng phạm vi phản ánh xâm hại đến cả thân nhân của những người vi phạm vô tình vi phạm quyền công dân của những người không liên quan.

– Trong bối cảnh nên kinh tế suy giảm, nhất là thời kỳ Covid-19 các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nguồn chi quảng cáo của các doanh nghiệp cho báo chí suy giảm, một số cơ quan báo chí hoặc dọa dẫm đưa thông tin về các việc làm chưa tốt hoặc bợ đỡ doanh nghiệp để có thể có được nguồn thu từ quảng cáo. Không ít sản phẩm được quảng cáo không đúng về chất lượng sản phẩm. Nhiều loại thực phẩm chức năng được quảng cáo như thuốc chữa bệnh khỏi ngay khi dùng, không ít người đã tiền mất, tật mang vì tin vào sản phẩm được quảng cáo trên báo chí.

– Có những tờ báo đưa tin tích cực thì ít mà đưa tin tiêu cực thì nhiều, làm méo mó bức tranh hiện thực xã hội. Các thế lực phản động lợi dụng thông tin loại này để bôi đen, xuyên tạc thực tại của một ngành, một địa phương và của đất nước.

Khi cái xấu, cái ác được đưa quá nhiều thì vô tình làm cho con người dễ dàng làm điều xấu, điều ác.

Truyền thông báo chí có thể là người bảo vệ, cổ súy cho những giá trị phổ quát

Sự phê phán và chỉ ra nguyên nhân đối với báo chí Mỹ, đồng thời cũng là lời cảnh báo cho báo chí thế giới trong đó có Việt Nam.

Chưa bao giờ báo chí Việt Nam phát triển nhanh, nhiều như trong hai thập kỷ vừa qua. Việt Nam có đủ 4 loại hình báo chí như thế giới: Báo in, phát thanh, truyền hình và báo mạng (báo điện tử). Cả nước có hơn tám trăm cơ quan báo chí in và với hơn một nghìn ấn phẩm, 64 Đài phát thanh – Truyền hình. Bên cạnh những tờ báo điện tử thuần túy, hầu hết cơ quan báo chí truyền thống đều có báo hoặc trang tin điện tử. Bên cạnh báo chí, cả nước còn có hơn 1500 trang tin điện tử tổng hợp. Đồng thời các trang điện tử cá nhân mà thế giới gọi là “báo chí công dân” cũng đang đưa nhiều thông tin có tính chất báo chí.

Với hệ thống đông đảo từ trung ương đến địa phương báo chí Việt Nam với nhiệm vụ “Thông tin trung thực tình hình trong nước và thế giới, phù hợp với lợi ích của đất nước và nhân dân” đã góp phần quan trọng vào sự phát triển của đất nước trong tất cả các lĩnh vực.

Báo chí Việt Nam đã làm rất tốt việc đưa thông tin thế giới đến với công chúng trong nước và giới thiệu, quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài. Báo chí cũng góp phần quan trọng vào việc phê phán những hiện tượng tiêu cực xã hội, hành vi vi phạm pháp luật và chống lại các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch.

Nhưng chưa bao giờ báo chí phải cạnh tranh thông tin khốc liệt như hiện nay khi mà thông tin mạng tràn lan bất chấp nhưng quy tắc của thông tin. Đời sống báo chí chưa bao giờ khó khăn như hiện nay, báo in ít dần người đọc, phát thanh – truyền hình ít người nghe, người xem. Nguồn thu từ bán báo suy giảm, nguồn thu từ quảng cáo chẳng dễ dàng vì cạnh tranh vì kinh tế còn chật vật với đầy rẫy những khó khăn.

Các cơ quan chủ quản nhất là các tổ chức xã hội, nghề nghiệp với trách nhiệm theo luật định phải bảo đảm về tài chính cho cơ quan báo chí hoạt động lại gần như phó mặc, không đầu tư thậm chí còn bắt cơ quan báo chí phải nộp tiền cho chủ quản hoạt động.

Báo chí Việt Nam ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc chung của báo chí thế giới là đảm bảo sự thật, chuẩn xác, kịp thời còn được được yêu cầu đề cao tính văn hóa – nhân văn. Nhưng trước những khó khăn nêu trên, thông tin báo chí Việt Nam cũng đang bộc lộ những khuynh hướng đáng báo động.

– Vì cạnh tranh thông tin nhanh, “hot” không ít nhà báo từ nguồn thông tin trên mạng, không kiểm chứng biến thành thông tin báo chí thành ra đưa tin sai sự thật. Các nhà báo thực thụ rất ngại phải cạnh tranh với các nhóm “thông tin phòng trà” này.

– Báo chí phát hiện, phê phán các hành vi vi phạm pháp luật, đạo đức xã hội là cần thiết, nhưng từ những phát hiện một số nhà báo thậm chí cả lãnh đạo cơ quan báo chí lại biến thành điều kiện để viết hay không viết, đăng hay không đăng để mặc cả tiền bạc với các cá nhân tổ chức có vi phạm.

– Có những phóng viên dù không muốn làm cách này, nhưng lại bị lãnh đạo ép phải làm để có tiền cho cơ quan báo chí. Đã có trường hợp phóng viên vì cách làm này mà trở thành người vi phạm và bị xử lý bằng pháp luật. Không ít, cơ quan báo chí ép các doanh nghiệp chi tiền dưới dạng quảng cáo, bảo trợ thông tin.

– Lợi dụng thông tin báo chí tác động nhanh mạnh đến dư luận xã hội và các cơ quan chức năng không ít người đã dùng tiền để mua chuộc báo chí để đấu tranh nội bộ, nhất là khi sắp có việc bổ nhiệm một ví trí nào đó, nêu cả những khuyết điểm trong quá khứ đã được khắc phục, để hạ bệ của đối thủ. Có những trường hợp báo chí còn phóng đại, bịa đặt, vu khống nhưng người bị hại lại ngại phản hồi thông tin hoặc có phản hồi “được vạ thì má đã xưng” cơ hội bổ nhiệm đã qua mất rồi.

– Có những vụ việc không chỉ đơn lẻ một phóng viên hoặc một cơ quan báo chí mà nhiều phóng viên, nhiều báo cùng tổ chức đánh hội đồng. Có đơn vị, doanh nghiệp có vi phạm, thậm chí mới có dấu hiện vi phạm thì hàng vài chục phóng viên thi nhau kéo đến tìm hiểu, đe dọa, đặt điều kiện. Đây cũng là dạng “lợi ích nhóm” trong hoạt động báo chí.

– Một thực tế là trong quá trình hoạt động các đơn vị, doanh nghiệp khó tránh khỏi sai sót nên rất ngại báo chí tìm hiểu đưa tin. Lợi dụng điều này có những nhóm phóng viên định kỳ đến các đơn vị, doanh nghiệp để tìm hiểu điều tra, các đơn vị, doanh nghiệp cứ tự nguyện đưa tiền bồi dưỡng, chiêu đãi mong được yên thân.

– Cơ quan báo chí nào cũng có tôn chỉ mục đích rõ ràng, phạm vi phản ánh theo chức năng nhiệm vụ của cơ quan chủ quản, nhưng thông tin theo đúng tôn chỉ mục đích thì ít mà đưa về thiếu sót, khuyết điểm của tổ chức khác, ngành khác, địa phương khác thì nhiều. Có những nơi rất bức xức vì làm hàng trăm việc tốt không được báo chí phản ánh mà chỉ “đào bới” một vài việc làm chưa tốt.

– Có những vụ việc, những tai nạn, những vụ án hàng trăm tờ báo cùng đưa tin, mở rộng phạm vi phản ánh xâm hại đến cả thân nhân của những người vi phạm vô tình vi phạm quyền công dân của những người không liên quan.

– Trong bối cảnh nên kinh tế suy giảm, nhất là thời kỳ Covid-19 các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nguồn chi quảng cáo của các doanh nghiệp cho báo chí suy giảm, một số cơ quan báo chí hoặc dọa dẫm đưa thông tin về các việc làm chưa tốt hoặc bợ đỡ doanh nghiệp để có thể có được nguồn thu từ quảng cáo. Không ít sản phẩm được quảng cáo không đúng về chất lượng sản phẩm. Nhiều loại thực phẩm chức năng được quảng cáo như thuốc chữa bệnh khỏi ngay khi dùng, không ít người đã tiền mất, tật mang vì tin vào sản phẩm được quảng cáo trên báo chí.

– Có những tờ báo đưa tin tích cực thì ít mà đưa tin tiêu cực thì nhiều, làm méo mó bức tranh hiện thực xã hội. Các thế lực phản động lợi dụng thông tin loại này để bôi đen, xuyên tạc thực tại của một ngành, một địa phương và của đất nước.

Khi cái xấu, cái ác được đưa quá nhiều thì vô tình làm cho con người dễ dàng làm điều xấu, điều ác.

Truyền thông báo chí có thể là người bảo vệ, cổ súy cho những giá trị phổ quát, cũng có thể là kẻ hiệp tự tà ác, và nó có thể ảnh hưởng đến sự hưng suy của cả một quốc gia, dân tộc.

Những khuynh hướng đáng lo ngại nêu trên đang lan ra rất nhanh ở không ít cơ quan báo chí, nhà báo nếu không kịp thời ngăn chặn thì thật là nguy hại cho đất nước, ảnh hưởng to lớn đến uy tín báo chí. Giới báo chí cần tự mình nhận ra những điều chưa tốt trong hoạt động, các nhà báo chân chính và các cơ quan chức năng và cả xã hội cần cùng có trách nhiệm trong việc xây dựng môi trường báo chí trong sạch, lành mạnh vừa giàu tính chiến đấu, vừa giàu tính nhân văn và nhất quyết không được để các thế lực xấu lợi dụng.

Bài học từ báo chí – truyền thông nước Mỹ và thực tế hoạt động báo chí – truyền thông ở Việt Nam là điều mà các nhà báo chúng ta cùng cần suy ngẫm.

Hoàng Hữu Lượng
(Nguyên Cục trưởng Cục Báo chí – Bộ Thông tin & Truyền thông)