Hiệp hội GDNN và nghề CTXH Việt Nam cần tuyển dụng 6 tư vấn viên cho Dự án “Đánh giá thực trạng tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục của trẻ em trong các gia đình công nhân di cư làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
- Mô tả tóm tắt Dự án:
Dự án nghiên cứu đánh giá thực trạng tiếp cận các dịch giáo dục và y tế của trẻ em trong các gia đình công nhân di cư làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Qua đó tuyên truyền nâng cao nhận thức, tư vấn pháp luật cho công nhân và trẻ em trong các gia đình công nhân di cư về quyền được bảo đảm dịch vụ giáo dục & y tế của trẻ em. Đồng thời đưa ra những khuyến nghị với các Bộ hoạch định và thực hiện chính sách, các cơ quan của Quốc hội; Tổng liên đoàn, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam; chính quyền địa phương, Ban quản lý các khu công nghiệp, các chủ doanh nghiệp, tổ chức công đoàn trong việc bảo đảm các quyền của trẻ em và điều kiện sống cho gia đình công nhân di cư, trong đó có nữ công nhân di cư làm việc tại các khu công nghiệp.
Dự án là một cấu phần của chương trình hỗ trợ tư pháp do Bộ Tư pháp quản lý và được thực hiện bởi Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và nghề Công tác xã hội Việt Nam (VAVETSOW) và sự giám sát của Quỹ JIFF- Oxpham.
- Mục tiêu của Dự án
Đánh giá thực trạng tiếp cận dịch vụ giáo dục & y tế của trẻ em (0- 18 tuổi) trong các gia đình công nhân di cư làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, qua đó phát hiện các rào cản và tổ chức truyền thông tư vấn pháp luật cho trẻ em và gia đình trẻ; khuyến nghị vận động hoàn thiện chính sách về tiếp cận giáo dục & y tế cho trẻ em trong các gia đình di cư.
- Thời gian thực hiện Dự án: Dự án được thực hiện trong vòng 1 năm và bắt đầu từ tháng 9 năm 2020 và dự kiến kết thúc vào tháng 8 năm 2021
- Địa bàn thực hiện Dự án: Dự án được thực hiện Tại 05 khu/cụm công nghiệp trên địa bàn Hà Nội gồm: Bắc Thăng Long, Nam Thăng Long, Quang Minh, Sài Đồng và Thường Tín, bao gồm cả các xã, huyện quận có các khu công nghiệp nêu trên.
- Khách thể nghiên cứu: Công nhân đã lập gia đình và có con từ 0-18 tuổi, trong đó chú trọng nữ công nhân; trẻ em là con của công nhân từ 0-18 tuổi, lãnh đạo khu công nghiệp, cán bộ công đoàn, cán bộ y tế, giáo dục cấp xã, cấp huyện, lãnh đạo chính quyền, đoàn thể địa phương cấp xã, cấp huyện nơi có các khu công nghiệp thuộc địa bàn nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: thu thập tài liệu rà soát chính sách và các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục của trẻ em trong các gia đình công nhân di cư để xây dựng báo cáo rà soát chính sách và đánh giá kết quả thực thi thủ tục hành chính lĩnh vực y tế, giáo dục;
– Phương pháp nghiên cứu thực địa: điều tra xã hội học, phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm và nghiên cứu trường hợp điển hình;
– Phương pháp tham vấn chuyên gia để làm rõ thực trạng về tiếp cận dịch vụ giáo dục và y tế của trẻ em di cư và các rào cản;
– Các phương pháp khác: Phân tích tổng hợp, so sánh đối chứng, quan sát…..
- Những vấn đề mà dự án quan tâm phân tích đánh giá sâu:
– Sự hiểu biết của công nhân, trẻ em, cán bộ khu công nghiệp và cán bộ chính quyền địa phương về quyền được bảo đảm dịch vụ giáo dục, chăm sóc sức khỏe của trẻ em;
– Thực trạng tiếp cận dịch vụ giáo dục, y tế của trẻ em trong các gia đình công nhân di cư;
– Các rào cản trong tiếp cận dịch vụ giáo dục, y tế của trẻ em trong các gia đình công nhân di cư: Các lỗ hổng về luật pháp, cơ chế, chính sách. Sự thiếu hụt các dịch vụ, mô hình hỗ trợ tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục cho trẻ em. Sự bất bình đằng trong việc tiếp cận với dịch vụ giáo dục, chăm sóc sức khỏe của trẻ em trong các gia đình công nhân di cư với trẻ em trong các gia đình sở tại;
– Việc thực hiện luật pháp, chính sách của nhà nước về cung cấp dịch vụ giáo dục, y tế và các dịch vụ xã hội khác đối với trẻ em và công nhân trong các gia đình công nhân di cư làm việc trong các khu công nghiệp; Vai trò, trách nhiệm của các Ban quản lý khu công nghiệp, chính quyền địa phương nơi có công nhân di cư tạm trú;
– Chính sách phúc lợi của doanh nhiệp đối với công nhân và trẻ em trong các gia đình công nhân nói chung và gia đình công nhân di cư nói riêng;
– Vai trò của tổ chức công đoàn trong các khu công nghiệp trong việc về bảo vệ quyền của người lao động và trẻ em tiếp cận với các dịch vụ y tế, giáo dục và dịch vụ xã hội khác;
– Chính sách và giải pháp của chính quyền địa phương, Ban quản lý các khu công nghiệp trong việc thực hiện quyền được bảo đảm dịch vụ giáo dục, y tế của công nhân và trẻ em trong các gia đình công nhân di cư làm việc tại các khu công nghiệp, tạm trú tại địa phương;
– Vai trò của Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên cơ sở trong việc hỗ trợ thực hiện quyền được bảo đảm các dịch vụ giáo dục, y tế của trẻ em trong các gia đình công nhân di cư.
- Kết quả đầu ra Dự án cần đạt được
Mục tiêu 1: Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đánh giá thực trạng tiếp cận dịch vụ giáo dục, chăm sóc sức khỏe của trẻ em trong các gia đình công nhân di cư làm việc trong các khu công nghiệp trong đó phân tích rõ các rào cản tiếp cận các dịch vụ trên.
Để thực hiện mục tiêu 1 cần phải có được các hoạt động/sản phẩm sau:
– Một báo cáo tổng quan liên quan tới nội dung nghiên cứu được hoàn thiện.
– Một khung nghiên cứu được xây dựng đảm bảo tính khoa học, đáp ứng mục tiêu của dự án.
– Bộ công cụ khảo sát được hoàn thành, bao gồm: 01 bảng hỏi bán cấu trúc dành cho cha, mẹ; 04 phiếu phỏng vấn sâu dành cho: (i) cha, mẹ; (ii) trẻ em; (iii) cán bộ khu dân cư; (iv) cán bộ trong khu công nghiệp được, 02 phiếu hướng dẫn thảo luận nhóm cho cha, mẹ và trẻ em.
– Bộ số liệu khảo sát và tổng hợp kết quả phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, nghiên cứu trường hợp được hoàn thành (Khảo sát của 500 công nhân (ít nhất 50% là phụ nữ), phỏng vấn sâu từ 30 cha/mẹ là công nhân di cư có trẻ em, 30 trẻ em, 10 lãnh đạo, cán bộ/lãnh đạo tại khu công nghiệp, 10 cán bộ cung cấp dịch vụ y tế-giáo dục, cán bộ bảo vệ trẻ em; 03 thảo luận nhóm với cha/mẹ của trẻ, 02 thảo luận nhóm với trẻ em là học sinh tiểu học và THCS; 10 nghiên cứu trường hợp gia đình nhập cư có trẻ em đi cùng.
– Dự thảo báo cáo kết quả nghiên cứu đầu tiện được hoàn thành và sau khi được góp ý sẽ hoàn thiện báo cáo cuối cùng.
Mục tiêu 2: Truyền thông nâng cao nhận thức và tư vấn pháp luật về quyền được bảo đảm các dịch vụ xã hội cơ bản của phụ nữ và trẻ em trong các gia đình công nhân nhập cư làm việc tại các khu công nghiệp
Để thực hiện mục tiêu 2, cần phải có được các hoạt động/sản phẩm sau
– Tài liệu truyền thông và tư vấn pháp luật về quyền được bảo đảm các dịch vụ giáo dục, y tế của trẻ em được hoàn thành, được in ấn và được gửi đến những người tham gia nghiên cứu;
– Thiết lập mạng lưới truyền thông và tư vấn pháp luật về quyền được bảo đảm dịch vụ giáo dục, y tế của trẻ em trong các gia đình công nhân di cư làm việc trong các khu công nghiệp thông qua điện thoại, Email của những người tham gia nghiên cứu với nhóm thực hiện dự án, kết nối tư vấn miễn phí với tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 của Bộ LĐTB&XH;
– Câu chuyện về những gia đình công nhân và trẻ em trong việc tiếp cận với các dịch vụ xã hội thông qua 10 nghiên cứu trường hợp (sách chuyên khảo);
– Các trường hợp trẻ em, gia đình công nhân có nhu cầu tư vấn pháp luật được tư vấn trực tiếp trong quá trình nghiên cứu thực địa;
– 01 phóng sự truyền hình về tiếp cận với giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em trong các gia đình công nhân nhập cư được xây dựng và phát song trên đài truyền hình Việt Nam (VAVETSOW sẽ ký hợp đồng thực hiện riêng với cơ quan truyền thông).
Mục tiêu 3: Vận động chính sách bảo vệ quyền tiếp cận cận dịch vụ giáo dục & y tế của trẻ em trong các gia đình công nhân nhập cư làm việc trong các khu công nghiệp tiếp
Để thực hiện mục tiêu 3, cần phải có được các hoạt động/ sản phẩm sau
– Một hội thảo tham vấn được thực hiện với sự tham gia của ít nhất Ít nhất 40 người tham gia khảo sát, cán bộ khu công nghiệp, cán bộ chính quyền địa phương, cán bộ cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục ở các khu công nghiệp, các chuyên gia góp ý báo cáo, cán bộ nghiên cứu thực hiện khảo sát tham gia hội thảo góp ý cho báo cáo;
– Tổ chức hội thảo công bố kết quả nghiên cứu với các nhà hoạch định và thực hiện chính sách với sự tham gia ít nhất 80 người là cán bộ của các cơ quan hoạch định và thực hiện chính sách bao gồm: Bộ giáo dục & Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ LĐTB&XH, Bộ tư pháp, Bộ thông tin truyền thông, các cơ quan của quốc hội, Tổng liên đoàn, Hội liên hiệp phụ nữ; chính quyền địa phương thuộc địa bàn khảo khảo sát, Ban quản lý các khu công nghiệp, tổ chức công đoàn trong các khu công nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, NGO có liên quan;
– Báo cáo khuyến nghị về chính sách được xây dựng và hoàn thiện sau tọa đàm và được gửi đến Bộ giáo dục & Đào tạo, Bộ Y tế, Bộ LĐTB&XH, Bộ tư pháp, Bộ thông tin truyền thông, các cơ quan của quốc hội, Tổng liên đoàn, Hội liên hiệp phụ nữ; chính quyền địa phương thuộc địa bàn khảo khảo sát và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
– 01 bài báo về thực trạng tiếp cận dịch vụ giáo dục và y tế của trẻ em trong các gia đình công nhân di cư được đăng tải trên các tạp chí có uy tín và 01bài báo khuyến nghị về chính sách liên quan đến quyền được bảo đảm các dịch vụ xã hội trẻ em trong các gia đình công nhân nhập cư làm việc trong các khu công nghiệp được đăng trên tạp chí Lao động Xã hội.
- Yêu cầu với nhóm tư vấn:
9.1. Về số lượng: Nhóm tư vấn ít nhất có 6 người trở lên, trong đó có ít nhất một người là Luật sư có giấy phép hoặc giấy chứng nhận được phép hoạt động tư vấn pháp luật theo quy định hiện hành để tham gia hoạt động xây dựng tài liệu truyền thông và tư vấn pháp luật cho trẻ em và gia đình công nhân.
9.2. Nhiệm vụ của trưởng nhóm và các thành viên
- Trưởng nhóm tư vấn có nhiệm vụ:
- Là đầu mối chính giữa nhóm tư vấn và VAVETSOW;
- Xây dựng khung báo cáo, đề cương nghiên cứu chi tiết, bao gồm kế hoạch thời gian thực hiện các công việc và đề cương báo cáo với sự thống nhất của VAVETSOW;
- Quản lý nhóm nghiên cứu và phân công công việc và nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên tham gia nhóm nghiên cứu;
- Chịu trách nhiệm chính về tiến độ công việc và chất lượng của báo cáo;
- Trình bày đề cương nghiên cứu và dự thảo báo cáo trong các cuộc họp kỹ thuật và hoàn thiện đề cương cũng như báo cáo theo ý kiến góp ý của các chuyên gia và các cuộc họp kỹ thuật với sự thống nhất của VAVETSOW;
- Tham gia tập huấn về các công cụ nghiên cứu; tham gia các hội thảo, tọa đàm..
- Nộp báo cáo hoàn thiện cho VAVETSOW.
- Thành viên nhóm tư vấn có nhiệm vụ:
- Làm việc dưới sự quản lý và hướng dẫn của trưởng nhóm nghiên cứu;
- Hỗ trợ xây dựng đề cương báo cáo;
- Thực hiện các công việc liên quan đến nghiên cứu tài liệu, tham vấn chuyên gia, xây dựng bộ công cụ và tiến hành khảo sát, tham gia hội thảo;
- Thường xuyên báo cáo và cập nhật tiến độ công việc với trưởng nhóm tư vấn;
- Tham gia tập huấn về các công cụ nghiên cứu;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao (nếu có) để đạt được các đầu ra theo yêu cầu của Điều khoản tham chiếu này.
- Tiêu chuẩn lựa chọn chuyên gia tư vấn:
- Đối với trưởng nhóm nghiên cứu:
- Có trình độ chuyên môn từ Tiến sỹ trở lên thuộc các chuyên ngành: y tế, xã hội học, tâm lý, pháp luật, công tác xã hội và một số chuyên ngành khác có liên quan;
- Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm làm việc liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy pháp luật, giáo dục, y tế, công tác xã hội;
- Có kinh nghiệm và khả năng lãnh đạo, điều phối;
- Thành thạo kỹ năng phân tích và viết báo cáo;
- Có kinh nghiệm trong đánh giá thực thi chính sách cho trẻ em và các công việc có liên quan;
- Thành thạo kỹ năng thuyết trình và báo cáo;
- Sử dụng thành thạo tin học văn phòng như microsoft word, excel và powerpoint;
- Nhiệt tình, tâm huyết và trách nhiệm với công việc.
- Đối với thành viên nhóm nghiên cứu:
- Có trình độ từ cử nhân trở lên thuộc các chuyên ngành luật pháp, giáo dục, y tế, công tác xã hội hoặc một số chuyên ngành khác có liên quan.
- Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy pháp luật, giáo dục, y tế hoặc công tác xã hội
- Thành thạo kỹ năng phân tích.
- Có kinh nghiệm trong đánh giá thực thi chính sách cho trẻ em và các công việc có liên quan.
- Sử dụng thành thạo tin học văn phòng như microsoft word, excel và powerpoint.
- Nhiệt tình, tâm huyết và trách nhiệm với công việc.
- Hoạt động hỗ trợ của VAVETSOW:
- VAVETSOW xây dựng khung nghiên cứu.
- VAVETSOW phối hợp với nhóm nghiên cứu trong tổ chức các cuộc họp góp ý đề cương, dự thảo báo cáo và tham vấn chuyên gia.
- VAVETSOW có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra và đôn đốc nhóm tư vấn trong quá trình triển khai hoạt động. Đồng thời hướng dẫn, giải quyết các vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.
- VAVETSOW cử một cán bộ kế toán giúp dự toán chi phí các khâu công việc của nghiên cứu và thanh toán chi phí cho công tác tư vấn theo hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn.
- VAVETSOW cung cấp cho tư vấn các tài liệu, văn bản liên quan (nếu có) đến nghiên cứu có tại Hiệp hội.
- Quản lý:
Nhóm tư vấn sẽ làm việc trực tiếp với Ban quản lý dự án của VAVETSOW và cán bộ của JIFF – Oxpham- những người có trách nhiệm quản lý theo dõi các hoạt động của Dự án.
Trưởng nhóm nghiên cứu có trách nhiệm định kỳ báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động với Ban quản lý dự án.
- Thời gian thực hiện:
Nội dung công việc chính | Thời hạn dự kiến hoàn thành
|
1. Xây dựng đề xuất nghiên cứu | Tuần 4, tháng 11/2020 |
2. Hoàn thành đề cương chi tiết báo cáo rà soát chính sách & các công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề nghiên cứu,; Tổng hợp báo cáo đánh giá kết quả thực thi thủ tục hành chính lĩnh vực y tế, giáo dục | Tuần 1, tháng 12/2020 |
3. Hoàn thành dự thảo báo cáo rà soát chính sách & các công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề nghiên cứu; Tổng hợp báo cáo đánh giá kết quả thực thi thủ tục hành chính lĩnh vực y tế, giáo dục | Tuần 3, tháng 12/2020 |
4. Hoàn thành báo cáo cuối cùng về cáo rà soát chính sách & các công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề nghiên cứu; Tổng hợp báo cáo đánh giá kết quả thực thi thủ tục hành chính lĩnh vực y tế, giáo dục sau góp ý của chuyên gia và được Giám đốc dự án phê duyệt | Tuần 4, tháng 12/2020 |
5. Hoàn thành đề cương chi tiết báo cáo tổng hợp và đề cương báo cáo chia sẻ với VAVETSOW, | Tuần 2, tháng 12/2020 |
6. Dự thảo và hoàn thành công cụ nghiên cứu (bảng hỏi, phiếu phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm) | Tuần 3, tháng 12/2020 |
7. Thử nghiệm bộ công cụ | Tuần 4, tháng 12/2020 |
8.Dự thảo và Hoàn thành tài liệu truyền thông tư vấn pháp luật | Tuần 4, tháng 12/ 2020 |
9. Tập huấn sử dụng bộ công cụ & tài liệu truyền thông | Tuần 4, tháng 12/2020 |
10. Hoàn thành việc nghiên cứu thực địa và truyền thông tư vấn pháp luật bao gồm khảo sát, PVS, tọa đàm nhóm, nghiên cứu trường hợp
|
Tuần 2, tháng 2/2020 |
11. Xử lý số liệu (sản phẩm là tập số liệu về kết quả khảo sát, tổng hợp kết quả PVS, TLN, Nghiên cứu trường hợp) | Tuần 4, tháng 2/2021 |
12. Hoàn thiện báo cáo hoạt động truyền thông tư vấn pháp luật | Tuần 2, tháng 3/ 2021 |
13. Dự thảo và hoàn thiện các câu chuyện về nghiên cứu trường hợp (sách chuyên khảo)
|
Tuần 4, tháng 3/2021 |
14. Hoàn thành dự thảo báo cáo tổng hợp lần 1 để chia sẻ với Hội và chuyên gia kỹ thuật của Hội
|
Tuần 4, tháng 3/2020 |
15. các bài báo được viết và đăng tải | Tuần 4, tháng 4/2021 |
16.Hoàn thiện báo cáo tổng hợp cuối cùng | Tuần 4, tháng 4/2020 |
17. Hoàn thiện báo cáo khuyến nghị | Tuần 4, tháng 4/2021 |
18. Hội thảo chia sẻ kết quả báo cáo tổng hợp, báo cáo khuyến nghị | Tuần 2, tháng 5 /2021 |
- Ngày công tư vấn và định mức chi
STT | Nội dung công việc chính | Ngày công |
1 | Nghiên cứu rà soát văn bản chính sách, các báo cáo nghiên cứu có liên quan tới chủ đề (VNM-2) | 5 |
2 | Tổng hợp viết báo cáo đánh giá kết quả thực thi thủ tục hành chính lĩnh vực y tế, giáo dục (VNM-2) | 5 |
3 | Xây dựng khung nghiên cứu Bao gồm cả phương pháp tiếp cận, Phương pháp pháp nghiên cứu, đề cương báo cáo, làm cơ sở xây dựng các tham chiếu nghiên cứu (TOR), xây dựng bộ công cụ nghiên cứu (VNM-3)
|
5 |
4 | Xây dựng công cụ khảo sát (VNM-2)
|
5 |
5 | Lập danh sách gia đình công nhân di cư có con từ 0-18 tuổi để xác định phương án chọn mẫu khảo sát, PVS (5 địa bàn *1 ngày/1 địa bàn * 2 người/ địa bàn) bao gồm cả chi phí đi lại, liên hệ với các khu công nghiệp, sở lao động Thương binh và Xã hội Thành phố Hà Nội (VNM-1) | 10 |
6 | Thử nghiệm bộ công cụ và hoàn thiện công cụ (VNM-2) kết hợp tìm hiểu nhận thức, hiểu biết của công nhân về quyền của trẻ em trong việc tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, làm cơ sở hoàn thiện tài liệu truyền thông, tư vấn pháp luật
|
8 |
7 | Nghiên cứu thực địa tại 5 khu công nghiệp (VNM-1) | 150 |
8 | Nhập tin, Xử lý số liệu, (VNM-1) | 15 |
9 | Tổng hợp phân tích số liệu, tổng hợp kết quả PVS, tọa đàm nhóm | 10 |
10 | Xây dựng dự thảo báo cáo (VNM-3)
|
12 |
11 | Xây dựng tài liệu truyền thông và tư vấn pháp luật về quyền được bảo đảm các dịch vụ xã hội cơ bản (VNM-3)
|
10 |
12 | Nghiên cứu trường hợp (10 trường hợp) và viết tài về các nghiên cứu trường hợp (VNM-2) | 10 |
13 | Hoàn thiện báo cáo cuối cùng (VNM-3)
|
5 |
14 | Xây dựng báo cáo khuyến nghị và hoàn thiện báo cáo khuyến nghị và tọa đàm báo cáo khuyến nghị (VNM-3)
|
3 |
Tổng thời gian thực hiện nhiệm vụ tư vấn và khảo sát thực địa tối đa là 253 ngày công, chưa tính chi phí đi lại (mục này sẽ thanh toán thực chi theo hoa đơn thuê xe hoặc hóa đơn taxi) và tham gia tập huấn, hội thảo.
Định mức ngày công và định mức chi trả cho nhóm chuyên gia tư vấn được tính theo mức mà Quỹ JIFF chấp thuận trong văn kiện dự án. Định mức VNM- 1 là 1.728.000 VND; định mức VNM-2 là 2.715.000 VND và định mức VNM-3 là 4.454.000 VND
Tiêu chí tính điểm tuyển chọn
STT | Nội dung | Điểm số |
1 | Bằng cấp chuyên môn của trưởng nhóm và các thành viên phù hợp với yêu cầu TOR | 20 |
2 | Kinh nghiệm nghiên cứu và giảng dậy và làm việc với các đối tác liên quan của trưởng nhóm từ 10 năm trở lên, các thành viên bình quân từ 5 năm trở lên | 20 |
3 | Hiểu biết về tiếp cận dịch vụ giáo dục và y tế của trẻ em di cư đối với trưởng nhóm và các thành viên của nhóm | 20 |
4 | Hiểu biết về chính sách giáo dục và y tế đối với trẻ em | 20 |
5 | Hiểu biết về khách thể nghiên cứu và các đối tác liện quan | 10 |
6 | Có kỹ năng nghiên cứu, khảo sát, viết báo cáo | 10 |
7 | Tổng điểm | 100 |
- Phương thức thanh toán:
Thù lao tư vấn sẽ được thanh toán bằng phương thức chuyển khoản:
– 50% sau khi tư vấn ký hợp đồng với Hiệp hội giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam (chuyển vào tài khoản của trưởng nhóm)
– 50% sau khi tư vấn nộp đầy đủ các sản phầm, tài liệu (sản phẩm đầu ra) với sự chấp nhận về sản phẩm của Giám đốc dự án ((chuyển vào tài khoản của trưởng nhóm)
- Hồ sơ, địa chỉ nộp hồ sơ và thời hạn nộp hồ sơ
– Hồ sơ: Ứng viên quan tâm xin gửi hồ sơ:
(i) Lý lịch khoa học của, trưởng nhóm và các thành viên tham gia có xác nhận của cơ quan;
(ii) đối với ứng viên tư vấn pháp luật cần có giấy chứng nhận được phép tư vấn pháp luật;
(iii) Giấy chứng nhận nghiên cứu khoa học của tổ chức quản lý nếu có;
(iv) Thư đăng ký tham gia dự thầu;
(v) Đề xuất nghiên cứu.
– Địa chỉ nhận hồ sơ
- Văn phòng Hiệp hội giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam. Địa chỉ Tầng 4 số 1 Đinh Lễ- Hoàn Kiếm – Hà Nội hoặc Email
- Email của Dự án: [email protected]
– Thời hạn nộp hồ sơ: Trước 17h00 ngày 20/11/2020 – sau 2 tuần kể từ khi TOR được thông báo chính thức trên trang Web của Hiệp Hội vào ngày 5 tháng 11 năm 2020.
Hồ sơ sẽ không trả lại cho các ứng viên dự tuyển.