Chị Mai Loan (Hà Nội) có con đang học lớp 1 cho biết, khi chị dạy cho con tập đọc một số bài trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1 – Bộ Cánh Diều thì cảm thấy nó trúc trắc, trục trặc – mà như lời con nói là “méo cả mồm”.
“Nội dung thì như những câu chuyện tầm phào, vu vơ, không hề đem đến cho người đọc xúc cảm về cái đẹp ngôn từ cũng như nội dung”, chị Loan phân tích thêm.
Còn chị Hồng Diễm (Cao Bằng) nói rằng, mới vào đầu năm mà học sinh lớp 1 phải đọc những câu như “cá đẻ ở hồ, gà đẻ ở bờ đê” – líu cả lưỡi, rồi còn bắt trẻ nối chữ với hình ảnh.
“Tôi thật sự khó hiểu. Sách dạy trẻ đọc cả “lồ ô” trong khi người lớn chắc gì biết loại cây này”, chị Diễm nói thêm.
Cùng cảnh ngộ, chị Trần Tỉnh (Gia Lai) chia sẻ, chị đã dạy cho con Bài số 21 có đoạn văn về bé Bi trong bài “Bé Li giúp mẹ”, có câu “Bé nhè” khiến học sinh 6 tuổi không hiểu được từ “nhè” có nghĩa gì.
“Bản thân tôi cũng không biết diễn đạt nghĩa của từ “nhè” thế nào cho con dễ hiểu nên đành phải tra từ điển”, chị Tỉnh nói thêm.
Còn chị Hồng Diễm (Cao Bằng) nói rằng, mới vào đầu năm mà học sinh lớp 1 phải đọc những câu như “cá đẻ ở hồ, gà đẻ ở bờ đê” – líu cả lưỡi, rồi còn bắt trẻ nối chữ với hình ảnh.
“Tôi thật sự khó hiểu. Sách dạy trẻ đọc cả “lồ ô” trong khi người lớn chắc gì biết loại cây này”, chị Diễm nói thêm.
Cùng cảnh ngộ, chị Trần Tỉnh (Gia Lai) chia sẻ, chị đã dạy cho con Bài số 21 có đoạn văn về bé Bi trong bài “Bé Li giúp mẹ”, có câu “Bé nhè” khiến học sinh 6 tuổi không hiểu được từ “nhè” có nghĩa gì.
“Bản thân tôi cũng không biết diễn đạt nghĩa của từ “nhè” thế nào cho con dễ hiểu nên đành phải tra từ điển”, chị Tỉnh nói thêm.
Về những câu chuyện được đánh giá là dạy học sinh “khôn lỏi”, “thủ đoạn”, “lười biếng”, GS Nguyễn Minh Thuyết khẳng định: “Chúng tôi đã làm rất kỹ”.
“Các bài đọc trên chỉ sửa tên nhân vật cho phù hợp với các chữ, các vần học sinh đã được học và chưa được học nhưng đã được tác giả thận trọng ghi là “phỏng theo” và đưa tên người kể lại để chịu trách nhiệm.
Những người viết bài trên mạng để chỉ trích sách của chúng tôi cố ý chỉ chụp ảnh phần 1, cắt nó ra khỏi phần 2 để người đọc cả tin tin vào những lời mà họ nói”.
Ông Thuyết cũng cho biết các bài đọc là để học sinh ôn chữ, ôn vần. “Chúng ta không nên lo học sinh không hiểu, bởi dạy cho học sinh hiểu là nhiệm vụ của giáo viên chứ các em không phải tự mình làm việc với quyển SGK. Giáo viên sẽ giảng cụ thể cho học sinh ý nghĩa của từ ngữ trong các bài đọc”.
Khẳng định rằng các bài đọc đều đã được nhóm biên soạn cân nhắc, viết đi viết lại, ông Thuyết lý giải thêm về các ngữ liệu được đưa vào SGK, có mấy cách dẫn văn bản đọc, viết: “trích” – bớt chữ của văn bản để phù hợp với thời lượng học. Ở lớp 1 không sử dụng nhiều dạng này vì có quy định về số lượng chữ cho mỗi bài đọc; “theo” – dẫn lại tác phẩm và có sửa chữa: “phỏng theo” – dựa theo ý tứ của tác phẩm gốc để viết lại.
“Những chữ, từ đã học được lặp đi lặp lại qua các bài đọc để học sinh không quên chữ. Khi tập huấn cho giáo viên, chúng tôi cũng đã nhấn mạnh vào yêu cầu phân hóa đối với học sinh. Ví dụ với những học sinh tiếp thu nhanh thì từ a, từ b có thể học trong 2 tiết, với các em chậm hơn thì học trong 3 tiết. Trong phân bổ chương trình có tới 88 tiết dự trữ (mềm), là những tiết ôn tập, góc sáng tạo, đọc sách báo… Nếu học sinh đọc viết chưa thông thì cứ lấy số tiết dự trữ này ra để dạy cho các em.
Ngay trong một lớp, khả năng của học sinh cũng khác nhau. Nếu bài đọc quá ngắn, học sinh khá giỏi sẽ không phát triển được hết khả năng. Như vậy, với học sinh yếu hoặc gặp khó khăn, các em chỉ cần đọc được 1, 2 câu có các chữ hoặc vần mới học. Sau một thời gian, những học sinh này hoà được vào tiến độ chung, các em sẽ đọc được cả bài như các bạn khác”.
PV (T/h)