Đề án “Đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp” do Bộ LĐ-TB&XH phê duyệt, đặt mục tiêu như sau:
- a) 100% các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tuyên truyền nâng cao nhận thức về đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- b) Xây dựng, biên soạn chương trình và tài liệu đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng mềm dành cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, thanh niên, học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
- c) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn các kiến thức, kỹ năng mềm cho 10.000 lượt cán bộ quản lý, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhằm nâng cao năng lực và hình thành đội ngũ nhà giáo, chuyên gia đào tạo và phát triển kỹ năng mềm.
- d) Nghiên cứu mô hình và tổ chức thí điểm đào tạo, phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên, học sinh, sinh viên tại 30 cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên phạm vi toàn quốc. (Dự kiến thí điểm đào tạo, phát triển cho khoảng 15.000 lượt thanh niên, học sinh, sinh viên).
đ) Phấn đấu đến hết năm 2030, 100% các trường cao đẳng, 80% các trường trung cấp, 50% các trung tâm giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo, lồng ghép đào tạo, phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp.
- e) Hình thành mạng lưới, liên kết giữa doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Đối tượng tham gia Đề án gồm: Thanh niên, học sinh, sinh viên đang học chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; Cán bộ quản lý, nhà giáo đang làm việc và giảng dạy trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Thời gian thực hiện: Đề án được triển khai tại các địa phương và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên phạm vi toàn quốc. Thời gian thực hiện: đến năm 2030.
8 NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
- Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của thanh niên, học sinh, sinh viên, đội ngũ cán bộ, nhà giáo và các cơ quan, tổ chức về đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên, học sinh, sinh viên.
Xây dựng, in ấn phát hành các tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền nâng cao nhận thức về kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế và thời kỳ công nghệ 4.0 (sổ tay, cẩm nang, tờ rơi, tờ gấp, pano, áp phích, bảng điện tử …)
Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng: xây dựng các tuyến bài, phóng sự tuyên truyền về phát triển kỹ năng mềm trên các báo in, báo điện tử và truyền hình; tổ chức các buổi giao lưu, tọa đàm, diễn đàn trực tuyến trên các báo điện tử, truyền hình.
Tổ chức truyền thông trên mạng xã hội: xây dựng và vận hành fanpage, kênh youtube truyền thông về phát triển kỹ năng mềm trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp.
Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, diễn đàn về đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên, học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp.
- Xây dựng, biên soạn chương trình và tài liệu đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về kỹ năng mềm dành cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, thanh niên, học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Biên dịch một số tài liệu nước ngoài làm tài liệu đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn và làm cơ sở để xây dựng, biên soạn chương trình, tài liệu đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, thanh niên và học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Xây dựng, biên soạn chương trình, tài liệu đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo nhóm ngành, nghề đào tạo hoặc lĩnh vực đào tạo.
Xây dựng, biên soạn chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ về kỹ năng mềm cho cán bộ quản lý, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Định kỳ hằng năm rà soát, cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung nội dung chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên và chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ về kỹ năng mềm cho cán bộ, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, nhà giáo làm công tác đào tạo và phát triển kỹ năng mềm
Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo làm công tác đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn cho cán bộ quản lý, nhà giáo về phương pháp giảng dạy, xây dựng bài giảng, tài liệu tham khảo, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Thường xuyên tổ chức các buổi tham quan, học tập thực tế tại doanh nghiệp nhằm nâng cao kiến thức, nghiệp vụ, kỹ năng gắn với thực tiễn tại doanh nghiệp cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo làm công tác đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Hình thành, phát triển mạng lưới đội ngũ làm công tác đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Nghiên cứu mô hình, thí điểm đào tạo và phát triển kỹ năng mềm Khảo sát, xây dựng nội dung, hình thức triển khai và nghiên cứu thí điểm đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, phương thức đào tạo; kết hợp lồng ghép đào tạo kỹ năng mềm trong các hoạt động chính khóa, ngoại khóa và các hoạt động tham quan thực tế tại doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo và phát triển kỹ năng mềm
Tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, diễn đàn, hội thảo quốc tế để chia sẻ, học tập kinh nghiệm trong công tác đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, từ đó vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam.
Xây dựng cơ chế, chính sách, hợp tác để thu hút các chuyên gia quốc tế tham gia giảng dạy kỹ năng mềm cho cán bộ quản lý, đội ngũ nhà giáo, thanh niên và học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Khuyến khích các cá nhân, tổ chức quốc tế hỗ trợ, đầu tư cho đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong đào tạo và phát triển kỹ năng mềm
Số hóa chương trình đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn về kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên và bài giảng điện tử dùng chung cho cán bộ quản lý, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm chuyên dụng, các ứng dụng của mạng xã hội vào công tác đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Tăng cường vai trò của doanh nghiệp trong các hoạt động đào tạo và phát triển kỹ năng mềm
Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia vào quá trình xây dựng khung chương trình, giáo trình, tài liệu và tổ chức đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Xây dựng, hình thành cơ chế phối hợp củng cố, tăng cường các hoạt động gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong việc đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thông qua các hoạt động như: tham gia xây dựng, thẩm định chương trình đào tạo, giáo trình đào tạo, tài liệu giảng dạy kỹ năng mềm các trình độ trong giáo dục nghề nghiệp; tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng mềm cho cán bộ quản lý, đội ngũ nhà giáo, học sinh, sinh viên các trình độ trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tham gia hội thảo, hội nghị, diễn đàn và các hội thi kỹ năng mềm…
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện Đề án.
Tổ chức kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất việc triển khai Đề án nhằm thống kê giữ liệu, bảo đảm chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo và phát triển kỹ năng mềm trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện việc tự kiểm tra hoạt động đào tạo và phát triển kỹ năng mềm.Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá thực hiện Đề án.
NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN
Đối với nguồn ngân sách nhà nước thực hiện theo nguyên tắc: Ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán hàng năm của bộ, ngành được phép theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và phù hợp với khả năng đảm bảo từ ngân sách nhà nước.
Kinh phí thực hiện tại Quyết định số 90/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025; Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 và các nguồn kinh phí từ các chương trình mục tiêu quốc gia khác (nếu có).
Nguồn thu hợp pháp của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nguồn tài trợ, hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức trong nước, ngoài nước và các nguồn hợp pháp khác.
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp là đơn vị thường trực của Đề án và có trách nhiệm
- a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án.
- b) Hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng Kế hoạch và triển khai thực hiện Đề án.
- c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng, triển khai thí điểm, đánh giá, hoạt động đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp trong phạm vi toàn quốc.
- d) Xây dựng, biên soạn các nội dung khung chương trình đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên và bộ chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, nhà giáo làm công tác đào tạo và phát triển kỹ năng mềm trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Định kỳ, tổ chức rà soát, chỉnh sửa, bổ sung các khung chương trình đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp. Hằng năm rà soát, chỉnh sửa, bổ sung tài liệu đào tạo bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ quản lý, nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phù hợp với thực tiễn và quy định hiện hành.
đ) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, nhà giáo làm công tác đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên toàn quốc.
- e) Tổ chức các hội thảo, diễn đàn và hoạt động phù hợp nhằm chia sẻ kinh nghiệm tổ chức đào tạo và phát triển kỹ năng mềm cho thanh niên và học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp .
- g) Kiểm tra, đánh giá, tổng kết việc thực hiện các hoạt động của Đề án.
Nguyễn Thủy