Phát triển địa phương dựa vào nội lực cộng đồng, hay phát huy nội lực, được triển khai ở nhiều địa phương, lĩnh vực theo quan điểm phát triển kinh tế địa phương dựa trên nền tảng và tiềm năng của cộng đồng cư dân bản địa.
Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nhất là trường cao đẳng địa phương, phát huy nội lực rât có ý nghĩa. Đặc biệt, trước bối cảnh giáo dục nghề nghiệp có nhiều phát triển vượt bậc cùng với đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nội lực hay nguồn lực nội tại của mỗi cơ sở giáo dục nghề nghiệp đóng vai trò cực kỳ quan trọng.
Nhận diện nội lực đã giúp Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp khai thác dư địa ngay trong nội bộ trường và kết nối với các nguồn lực của địa phương, nhất là trong đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo lại và góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Phát huy nội lực thúc đẩy phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại đơn vị chỉ ra một bài học cần được quan tâm như:
- Đa dạng các phương pháp nhận diện nội lực, tiềm năng: Nhà trường xây dụng và phát huy nội lực qua các kênh chính thức như hội thảo, hội nghị, họp bàn nội dung cụ thể, và phi chính thức kể cả trao đổi, hội ý, edcamp, và bàn tròn, cà phê doanh nghiệp, cà phê cộng đồng. Quan tâm nhận ra nội lực, tiềm năng ngay nội tại trong nhà trường từng phòng, khoa, trung tâm; song hành với nội lực của cộng đồng, địa phương từ đó kết nối các thế mạnh thành hành động cụ thể. Kết nối tìm kiếm những hỗ trợ từ bên ngoài các sở ngành, nhất là đoàn thể và kết nối với địa phương.
- Phát triển thành ‘hành động’: Một khi nguồn lực, tiềm năng được nhận diện phải được phát triển thành hành động phải ngay trong trường, tự vận động, tự làm chủ quá trình phát triển thành ‘hành động’ cụ thể. ‘Hành động’ chính là những chương trình, đề án, dự án, kế hoạch cụ thể. ‘Hành động’ có thể kết nối ngay trong nội tại các đơn vị của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, hoặc kết nối giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với địa phương, nhiều địa phương, nhiều cơ sở đào tạo. ‘Hành động’ được nhận diện tiềm năng, kết nối nhu cầu, sức mạnh trong trường với sự hỗ trợ từ bên ngoài và đặc biệt đúng theo pháp luật trên nền tảng tâm lý, phong tục tập quán và truyền thống bản địa.
- Phát huy nội lực là quá trình thúc đẩy sự phát triển: Từ việc nhân diện tiềm năng đến triển khai hành động giúp: (1) thúc đẩy từng thành viên trong trường phát huy ý tưởng đào tạo gắn với sử dụng và nâng cao chất lượng; (2) thúc đẩy gắn trách nhiệm các thành viên trong đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo nghề; (3) thúc đẩy chính sách và giải pháp nội tại của đơn vị trong đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao; (4) thúc đẩy tạo nguồn cảm hứng tạo động lực bảo đảm cho yêu cầu phát triển nguồn nhân lực; và (5) thúc đẩy tăng cường quản lý trao đổi và chia sẻ để phát triển nhân lực.
- Thúc đẩy triển vọng phát huy nội lực: Phát huy nội lực, từ nhận diện nguồn lực và cơ hội phát triển, liên kết và huy động nguồn lực, lập kế hoạch thay đổi dựa trên nội lực, là nội dung quan trọng trong phát triển của nhà trường, nhất là các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Đồng thời, quá trình đồi hỏi việc lãnh đạo, quản lý phải có kỹ năng năng, phải quan tâm phát huy nội lực. Phát huy nội lực, nhất là nguồn nhân lực có chuyên môn cao, tay nghề cao chính là kích thích, thôi thúc lực lượng này phát triển và kết quả là giúp cơ sở giáo dục nghề nghiệp, địa phương phát triển.
- Hiểu để thúc đẩy hiệu quả của ‘hành động’: xây dựng cộng đồng theo hướng từ bên trong ra là một hướng đi để tìm kiếm và huy động các nguồn lực của cộng đồng. Thực tế chỉ ra mỗi thành viên trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp và trong cộng đồng như các cán bộ đang công tác cơ quan chuyên môn, đoàn thể hiểu và phát huy phương pháp tiếp cận phát triển nội lực và phát triển cộng đồng dựa vào nội lực. Mỗi thành viên nhận diện được nội lực của bản thân của cộng đồng và vị trí bản thân đang công tác để kết nối phát triển và đặc biệt là cùng phát triển./.
TS. Phạm Quang Huy
Hiệu trưởng CĐ Cộng đồng Đồng Tháp