Với người đi xe máy, mức phạt từ tiền từ 2 đến 3 triệu đồng đối với người có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
Mức phạt từ 4 triệu đến 5 triệu đồng đối với lái xe có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Mức phạt từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng đối với người có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở (mức hiện tại là 3,5 triệu đồng), tước giấy phép lái xe 23 tháng.
Với lái xe ôtô, lái xe vi phạm nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở, sẽ bị phạt 6 đến 8 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 2 đến 4 tháng.
Các lái xe vi phạm nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/lít khí thở, sẽ bị phạt từ 16 đến 18 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 16 tháng đến 18 tháng.
Lái xe vi phạm nồng độ cồn mức trên 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/lít khí thở sẽ bị phạt từ 30 đến 40 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 22 đến 24 tháng.
Mức phạt này cũng áp dụng cho những lái xe không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của người thi hành công vụ; điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy; không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy của người thi hành công vụ.
Như vậy là từ 1/1/2020, mức phạt vi phạm giao thông sẽ tăng nặng từ 2-3 lần so với các mức phạt hiện nay.
Cũng từ năm 2020, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia chính thức có hiệu lực. Theo đó, Đã uống rượu, bia thì không được lái xe, đồng thời nghiêm cấm: xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia; người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia; quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên; cung cấp thông thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối với sức khỏe…